Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Kết thúc 6 dòng thơ đầu, Chính Hữu 1 dòng thơ “Đồng chí!” chỉ gồm 2 tiếng và 1 câu chấm than, nó như 1 sự kết tinh, dồn tụ cảm xúc của những dòng thơ đầu và là sự khơi mở cảm xúc cho những dòng thơ sau, nó như 1 mệnh đề mà những dòng thơ sau là sự giải thích.
Đồng chí trước hết là sự cảm thông sâu xa tâm tư, nỗi lòng của nhau :
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Lời thơ ở đây vừa là lời tôi nói hộ tấm lòng “anh” bởi tôi hiểu anh cũng như anh hiểu tôi vậy, vừa là lời bộc bạch tâm sự của chính tôi. Từ “mặc kệ” đứng giữa dòng thơ biểu lộ thái độ dứt khoát. Người lính sẵn sàng để lại những gì thân thương nhất để ra đi vì nghĩa lớn. Hình ảnh họ mang dáng dấp của những bậc anh hùng trượng phu thuở trước.
Dấu ấn thời đại, dấu ấn giai cấp vẫn in sâu trong nỗi nhớ của họ. Hình ảnh hoán dụ nhân hóa là hình ảnh của quê hương luôn dõi theo người lính “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” diễn tả nỗi lòng hướng về quê hương cũng như thấu hiểu tình cảm quê hương dành cho người lính. Là những người nông dân mặc áo lính nên nỗi nhớ của họ hướng về ruộng vườn, nhà cửa, hướng về giếng nước, gốc đa. Đó là hình ảnh của quê hương, của gia đình mà người lính luôn mang trọn vẹn trong tâm tưởng và giếng nước gốc đa kia chính là quê hương, là gia đình đang luôn dõi theo từng bước đi của người lính.
* Đồng chí còn là sự đồng cam cộng khổ, sự gắn bó sẻ chia những gian lao, thiếu thốn trong cuộc đời người lớn:
“ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Tác giả sử dụng thủ pháp liệt kê và những chất liệu thực trong cuộc đời người lính mà chính mình đã từng trải nghiệm, không hề tô vẽ, cường điệu để tái hiện những gian lao, thiếu thốn tột cùng của người lính vào những ngày đất nước còn chồng chất khó khăn. Những người lính ấy thiếu thốn quân trang, quân bị. Giữa cái buốt giá của núi rừng mà “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, “chân không giày”. Họ còn thiếu thốn thuốc men, thường xuyên bị những cơn sốt rét rừng hành hạ. “Miệng cười buốt giá” thể hiện những khó khăn, gian khổ; thể hiện những bất chấp và niềm lạc quan của người lính.
Cấu trúc sóng đôi được lặp lại thể hiện sự gắn bó không thể tách rời của những người lính trong mọi cảnh ngộ. Tất cả những gian khổ ấy, cả anh và tôi cùng nếm trải và nụ cười sẻ chia bất chấp gian nan, sống trong niềm lạc quan vẫn nở trong cái buốt giá của mùa đông.
* Câu cuối cùng của đoạn thơ diễn tả sức mạnh cuối cùng của tình đồng chí:
“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Hình ảnh giàu sức gợi cảm “tay nắm lấy bàn tay” diễn tả sức mạnh của tình đồng chí đồng thời cũng gợi nhắc đến dòng thơ “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Trong “ Đồng chí”, đó là cái nắm tay truyền cho nhau hơi ấm sức mạnh vượt lên khó khăn gian khổ. Còn trong “BTVTĐXKK”, đó lại là cái bắt tay đặc biệt chỉ có được qua những ô cửa kính vỡ, thể hiện sự lạc quan, ngang tàn, tình đồng đội và niềm tin chiến thắng.
Câu thơ là sự dồn tụ cảm xúc của cả bài thơ, nó là sự lí giải vì sao người lính có thể vượt lên được những khó khăn, gian khổ. Đơn giản là vì họ thương nhau, họ có tình đồng chí, có sự chia sẻ gian lao, có sự gắn bó sâu nặng. “tay nắm lấy bàn tay” là 1 cử chỉ vô cùng giản dị nhưng giàu ý nghĩa bởi sức nặng của tình đồng chí. Với cái nắm tay ấy, những người lính truyền cho nhau sức mạnh và sự quyết tâm vượt lên khó khăn gian khổ. giúp mình 5 sao trả lời hay nhất với
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Sự kiện