0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
406
109
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
" Thơ là thơ, đồng thời là họa là nhạc là chạm khắc theo một cách riêng". Thật vậy, tiếng thơ là tiếng lòng, là sợi chỉ kết nối tâm hồn bạn đọc với tâm hồn thi sĩ để cùng giao thoa những cung bậc cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng trên mỗi trang giấy. Người mẹ có một vị trí rất quan trọng. Người phụ nữ Việt Nam mang trong mình những đức tính quý báu từ lâu đời. Có lẽ vì vậy mà Đặng Hiển đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng của mình qua bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão".
Thật vậy, hình ảnh người mẹ trong bài thơ trên thật tuyệt vời và đấy ý nghĩa. Đoạn thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Mẹ như nắng mới xóa tan những ngày mưa bão, là nơi chở che của con. Qua đó, tác giả khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc sống gia đình.
Hòa vào nhịp đập cảm xúc, Đặng Hiển đưa bạn đọc bước vào bối cảnh Mẹ vắng nhà ngày bão. Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng ngày bão thì sự thiếu hụt này càng tăng lên gấp bội:
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.
Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức.
Bài thơ mở đầu với hình ảnh "cơn bão nổi" và "mưa dài chặn lối". Không chỉ là biểu trưng của thiên nhiên mà phần nào khơi gợi những sóng gió của gia đình trong những ngày vắng mẹ . Cơn bão làm cho không khí trở nên căng thẳng, phản ánh tâm trạng lo lắng của các con.Hình ảnh "hai chiếc giường ướt một" thể hiện sự thiếu thốn khó khăn của gia đình, nhưng cũng đồng thời gợi lên nỗi cô đơn. trống trải khi thiếu vắng mẹ. Nỗi nhớ mẹ thể hiện rõ qua câu thơ " Nằm ấm mà thao thức". Nỗi nhớ mẹ da diết khiến ba bố con khong thể ngủ được.
Đọc những vẫn thơ tiếp theo, ta cũng cảm nhận được tâm trạng mẹ cũng thấp thỏm, nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ mẹ được thể hiện rõ qua những câu thơ thể hiện sự đồng cảm và lo lắng “Cơn mưa dài” ở đầu bài không những dài về khoảng cách không gian mà cả thời gian tâm trạng nữa. Câu "Thương bố con vụng về" cho thấy tâm trạng lo lắng của mẹ khi vắng nhà, không biết bố con xoay sở làm sao, lòng bồn chồn như lửa đốt. Điều này không chỉ thể hiện sự thương yêu mà còn tạo ra một sự kết nối chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình. Thế nhưng bố con vẫn cố gắng lo toan công việc nhà chu đáo:
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua...
Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê hành động của ba bố con, mọi người mỗi người một công việc để thu xếp nhà cửa đón mẹ trở về nhà. Có thể thấy, sự gắn kết của các thành viên trong gia đình, thể hiện sự chăm lo đảm đang của hai chị em, và sự lo toan chu đáo công việc của người bố. Thế những phần nào đó bố con đều mong mỏi sự trở về nhà của mẹ.
Khi cơn bão qua đi, niềm vui và hạnh phúc khi mẹ trở về được thể hiện qua hình ảnh "Mẹ về như nắng mới, sáng ấm cả gian nhà". Câu thơ này tạo ra một không gian ấm áp, tràn đầy sức sống. Mẹ trở về không chỉ mang lại sự sống mà còn làm cho gia đình trở nên trọn vẹn hơn. Biện pháp so sánh khẳng định vai trò thiêng liêng của người mẹ trong gia đình, soi chiếu và sưởi ấm từng thành viên gia đình.
"Mẹ vắng nhà ngày bão" là một tác phẩm giàu cảm xúc, thể hiện nỗi nhớ và tình cảm gia đình sâu sắc. Qua ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chứa đựng những cảm xúc sâu sắc, hình ảnh sinh động hấp dẫn. Tác giả sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, giúp nhà thơ khắc họa một bức tranh chân thực về cuộc sống, nơi tình yêu thương và sự gắn kết giữa các thành viên gia đình luôn là điều quan trọng nhất. Qua đó, làm nổi bật ý nghĩa của người mẹ trong cuộc sống gia đình.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
26
16
cũng dài phết
Mẹ luôn là một chủ đề dễ khai thác trong thơ văn, được nhiều tác giả lấy cảm hứng và yêu thích. Tuy nhiên, phân tích trên một khía cạnh là góc nhìn của người mẹ và thành công thì không thể không kể đến Đặng Hiển. Bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão được kể trên góc nhìn của người mẹ, khiến cho người đọc thêm rõ hơn về tấm lòng của bậc sinh thành trong thiên hạ. Thông điệp bài thơ gửi tới cũng mới lạ và vô cùng ý nghĩa, là một bước đi mới trong nền văn học Việt Nam.
- Hoàn cảnh của tác phẩm: mẹ vắng nhà khi bão chuẩn bị về
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối
Bối cảnh câu chuyện tác giả muốn kể là vào một ngày mẹ về quê, trong nhà chỉ còn bố và hai đứa con. Những ngày đó bão ập tới, mẹ không thể về nhà. Ở nơi xa, người mẹ vẫn mong ngóng trở về, thương cảnh bố con ở nhà không có người phụ nữ. Câu chuyện có một cái kết đẹp, khi trời trong mẹ lại trở về. Gia đình lại đoàn viên và rộn vang những tiếng cười ấm áp.
- Hình ảnh của ba bố con xuất hiện trong suy nghĩ của người mẹ. Từ đó, ta thấy được nhân vật mẹ là người như thế nào?
Ở phương xa, người mẹ luôn nghĩ về gia đình nhỏ của mình. Mẹ có những nỗi bận tâm từ nhỏ nhất là giấc ngủ của chồng con, thương gia đình khi vắng người nội trợ. Hình ảnh mẹ tựa cửa, thao thức không ngủ vì lo cho gia đình đã khiến người đọc cảm động. “Mẹ cũng không ngủ được/ Thương bố con vụng về“. Ta cũng thấy được rằng, cuộc sống hàng ngày của gia đình là do người mẹ chăm lo, vậy nên người mẹ càng thêm quan tâm. Đó là nỗi niềm chung của tất cả người làm vợ, người làm mẹ. Họ đều mong đem đến cho gia đình những điều tốt đẹp và tỉ mỉ nhất. Khi vắng mẹ, gia đình vẫn như bình thường, tiếp tục cuộc sống thường nhật. Những đứa trẻ như trưởng thành hơn, người bố cũng biết lo toan. Có lẽ thông qua trận bão này, gia đình càng hiểu được tầm quan trọng của người mẹ và thêm yêu thương, đơn đần.
Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sớm lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua…
- Khung cảnh đoàn tụ của gia đình khi mẹ trở về.
Khi mẹ trở về, trời đã sáng trong trở lại, bão đã đi qua. Mẹ như mang theo ánh nắng quay về, khiến cho gia đình nhỏ bừng sáng lên. “Mẹ về như nắng mới/ Ấm áp cả gian nhà”. Vậy là, vị trí người mẹ trong nhà vô cùng quan trọng. Những ngày giông bão kia cũng chính là phép ẩn dụ cho những khó khăn khi không có mẹ của ba bố con. Vậy nên, khi mẹ trở về, căn nhà lại sáng bừng trở lại và thật ấm áp. Cuộc chia xa đó không khiến họ thêm xa cách, dường như tình cảm càng thêm thắm thiết, càng biết quý trọng và yêu thương nhau.
- Nghệ thuật của tác phẩm.
Tác giả viết một bài thơ có cấu trúc như câu chuyện ngắn, kể về một lần mẹ đi xa nhà. Ngôn ngữ không hoa mỹ, cầu kỳ mà tác giả sử dụng những từ đơn giản. Những hình ảnh xuất hiện trong bài thơ cũng là những hình ảnh đặc trưng của làng quê và cảnh sinh họa của những gia đình Việt Nam. Điều đó giúp người đọc dễ liên tưởng và thấy gần gũi hơn. Mối quan hệ trong gia đình cũng được tác giả xử lý rất khéo léo, xây dựng một gia đình gắn kết và yêu thương.
Tác phẩm tuy thuộc một đề tài quen thuộc nhưng lại không đi theo lối mòn thường thấy. Thông qua ngôi kể, những hình ảnh và phép nghệ thuật, tác giả đã nâng cao vị trí người mẹ. Đây có thể coi là một thành công, làm nên sự đặc sắc của tác phẩm. Thông qua bài thơ, tác giả cũng thể hiện được ý nghĩa tôn vinh những người mẹ và tình cảm của gia đình trong hiện thực.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin