Câu 1: Dãy nguyên tố nào dưới đây được xếp theo chiều tăng dần tính phi kim (từ trái qua phải)?
A. Li, Na , K, Rb. B. F, Cl, Br, I C. P, S, Cl, F. D. O, S, Se, Te.
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên
tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố
A. Al và Br. B. Al và Cl. C. Mg và Cl. D. Si và Br.
Câu 3: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. R là nguyên tử nào dưới đây?
A. Na. B. Mg. C. F. D. Ne.
Câu 4: Cation X3+ và anion Y2 đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Kí hiệu của các nguyên tố X, Y là
A. Al và O. B. B và O. C. Al và S. D. Fe và S.
Câu 5: Dãy các nguyên tố có số hiệu nguyên tử nào dưới đây có tính chất hoá học tương tự kim loại sodium (Na)?
A. 12, 14, 22, 42. B. 3, 19, 37, 55. C. 4, 20, 38, 56. D. 5, 21, 39, 57.
Câu 6: Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
A. số lớp electron. B.số phân lớp electron.
C.số electron lớp ngoài cùng. D.số electron hóa trị.
Câu 7: Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng
A. số lớp electron. B. số phân lớp electron.
C. số electron ở lớp ngoài cùng. D. số electron hóa trị (trừ một số ngoại lệ ).
Câu 8: Anion Y có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6. Trong bảng tuần hoàn Y thuộc
A. chu kì 3, nhóm VIIA. B. chu kì 3, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm IA.
Câu 9: Cation M+ c ó cấu hình electron là 1s 2 2s2 2p6 3s2 3p6 . Trong bảng tuần hoàn M thuộc
A. chu kì 3, nhóm VIIA. B. chu kì 3, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm IA. D. chu kì 4, nhóm IA.
Câu 10: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là
A. Na, chu kì 3, nhóm IA. B. Mg, chu kì 3, nhóm IIA.
C. F, chu kì 2, nhóm VIIA. D. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA.
Câu 11: Vị trí của nguyên tử nguyên tố X có Z = 26 trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 4, nhóm VIB. B. Chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. Chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 3, nhóm IIB
Câu 12: Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất của R với hiđro (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% hiđro về khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây?
A. Oxi (Z=8). B. Lưu huỳnh (Z=16). C. Crom (Z=24). D. Selen (Z=34).
Câu 13: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R có dạng RH4. Trong oxit cao nhất với oxi, R chiếm 46,67% khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây?
A. C. B. Si. C. Pb. D. Sn.
Câu 14: Dãy nguyên tố nào dưới đây được xếp theo chiều giảm dần tính kim loại (từ trái qua phải)?
A. Li, Na , K, Rb. B. F, Cl, Br, I. C. O, S, Se , Te. D. K, Na, Mg, Al.
Câu 15: Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2np1, ns2np5. Phát biểu nào sau đây sai?
A, M, X lần lượt là ở các ô thứ 11, 13 và 17 của bảng tuần hoàn.
B. A, M, X đều thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
C. A, M, X thuộc nhóm IA, IIIA và VIIA của bảng tuần hoàn.
D. Trong ba nguyên tố, chỉ có X tạo được hợp chất với hiđro.