Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đoạn thơ trên được trích trong văn bản "Chị em Thúy Kiều" của Nguyễn Du. Đó là những câu thơ miêu tả vẻ đẹp tài sắc của Thúy Kiều. Hai câu đầu trong đoạn thơ sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, làm nổi bật tài sắc của Thúy Kiều. Kiều đẹp sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về nhan sắc, tâm hồn, kiêu sa, lộng lẫy, vẻ đẹp như có ma lực cuốn hút người ta, khiến người ta ngất ngây, say đắm. Câu thơ"Làn thu thủy nét xuân sơn" ý nói làn nước mua thu thì thường trong vắt, sâu lắng, êm dịu, sóng sánh; còn đôi mắt Kiều trong sáng, long lánh, thể hiện một tâm hồn sâu sắc, tinh tế. Lông mày của Kiều đẹp, sắc nét nhưng thanh thoát như núi mùa xuân. Câu thơ thứ tư sử dụng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ trước vẻ đẹp của Kiều, hoa cũng phải nổi ghen vì thua sắc thắm, liễu phải hờn giận vì độ xanh. Từ đó, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều. Thúy Kiều vượt trội so với Thúy Vân, so với thiên nhiên nên"sắc đành đòi một, tài đành họa hai", thiên nhiên sẽ không dung hòa với vẻ đẹp của Kiều, ngầm hiểu số phận Kiều sẽ gặp nhiều tai ương, long đong, lận đận, đau khổ, bất hạnh vì nhan sắc Kiều vượt lên cả sự chuẩn mực. "Một hai nghiêng nước nghiêng thành"tạo nên một điển tích. Vẻ đẹp của Thúy Kiều không thể vẽ được, nó như có men làm cho người ta ngất ngây. Như vậy, bằng việc tả ít, gợi nhiều, Nguyễn Du đã gieo vào lòng người đọc nhan sắc tuyệt vời của Kiều. Đó là vẻ đẹp cao quý nhất, đẹp nhất, vừa thanh thoát, vừa kiêu sa, lộng lẫy.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm ''Chị em Thúy Kiều'' của tác giả Nguyễn Du, đoạn văn đã cho người đọc thấy được về vẻ đẹp nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của nàng Kiều - một cô gái xinh đẹp, tài năng nhưng số phận lại không mấy tốt đẹp. Đến với những câu thơ miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều những từ ngữ đặc tả để cho thấy được vẻ đẹp của nàng Kiều là vẻ đẹp tuyệt mĩ, chim sa cá lặn, không gì sánh được. Ta có thể thấy được vẻ đẹp ấy của Thúy Kiều qua hai câu thơ: ''Kiều càng sắc sảo mặn mà / So bề tài sắc lại là phần hơn''.
''Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Ở những câu thơ miêu tả Thúy Vân, tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp về hình thể và đem so sánh với thiên nhiên thì ở đây, Nguyễn Du khi miêu tả Thúy Kiều đã vận dụng triệt để biện pháp ước lệ tượng trưng để cho thấy vẻ đẹp mĩ miều của Thúy Kiều. ''Làn thu thủy'' chính là để miêu tả đôi mắt của nàng. Đó là một đôi mắt đẹp, trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu. ''Nét xuân sơn'' chính là để chỉ hàng lông mày thanh tú, tươi mới như dáng núi mùa xuân. Chính vẻ đẹp đôi mắt cũng đã phán chiếu nội tâm đa sầu, đa cảm của nàng. Nhưng cũng chính vẻ đẹp ấy đã khiến cho thiên nhiên cũng phải ghen tị. Từ ''thắm'' có lẽ để miêu tả vẻ đẹp đôi môi nàng, đôi môi ấy đỏ như son và đến cả hoa cũng phải ghen tị. Cụm từ ''Liễu hờn kém xanh'' đã cho thấy được tính tình mềm mại, dịu dàng của nàng Kiều. Có lẽ, ai cũng biết, liễu là một loài thực vật mềm mại, thế nhưng khi so sánh với nàng thì liễu cũng phải ''hờn'' vì ''kém xanh''. Tuy Nguyễn Du không miêu tả Thúy Kiều rõ nét như khi miêu tả Thúy Vân nhưng tác giả cũng đã giành ra hai câu thơ để nhấn mạnh về nhan sắc của nàng:
''Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai''
@LP
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
>> Học trực tuyến Lớp 9 & Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com
>> Chi tiết khoá học xem: TẠI ĐÂY
Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bảng tin
597
124
1154
làm đoàn chiến binh !
597
124
1154
ủa sao thoát nhóm vậy chau
215
6831
238
cháu không cày được nữa
597
124
1154
vào nhóm mình ko ja
597
124
1154
nhóm mới
215
6831
238
okok