85
52
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
234
142
Trong giờ học địa lí, Thầy giáo có đưa ra một câu hỏi : " Thế giới có khả năng khủng hoảng tài nguyên nước trên toàn cầu ". Một số bạn cho rằng là có thể xảy ra và số còn lại cho rằng không thể xảy ra. Theo tôi, việc thế giới có khả năng khủng hoảng tài nguyên nước trên toàn cầu là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trước tiên, phải hiểu " khủng hoảng " là gì ? Khủng hoảng là bất kỳ sự kiện hoặc giai đoạn nào dẫn đến tình trạng bất ổn và nguy hiểm ảnh hưởng đến một cá nhân, nhóm hoặc toàn xã hội. Vậy " tài nguyên nước " là gì ? Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau.
Tại sao thế giới có khả năng khủng hoảng tài nguyên nước trên toàn cầu ? Ban đầu chúng ta có thể thấy nước trên toàn cầu rất nhiều, không thể hết, nhưng. Sau khi suy ngẫm lại thì ta thấy được rằng số nước trên toàn cầu đó lại không phải là nguồn nước mà con người có thể sử dụng trong việc sinh hoạt, ăn uống hoặc những mục đích khác.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên khủng hoảng tài nguyên nước trên toàn cầu. Dân số thế giới không ngừng phát triển. Việc giảm tỉ lệ sinh đã được thực hiện ở nhiều nước, nhưng điều đó không xem xét đến yếu tố tuổi thọ trung bình tăng ở hầu hết các nơi so với chỉ vài thập kỷ trước. Tắm gội hàng ngày, hồ bơi sân sau, và những bãi cỏ xanh mà những người đang giàu hơn này hưởng thụ sẽ tạo thêm áp lực lên nguồn cấp nước, nhưng không thấm vào đâu so với thói quen ăn uống đi cùng với lối sống trung lưu.Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ bề mặt hồ chứa và sông ngòi tăng lên, dẫn tới sự bốc hơi nhanh hơn. Nhiệt độ cao cũng đòi hỏi nhiều nước hơn để tưới cho cây trồng. Ô nhiễm cũng làm suy giảm lượng nước sẵn có. Trồng thực phẩm cho rất nhiều người và làm thức ăn cho quá nhiều động vật đòi hỏi một lượng cực lớn phân bón và thuốc trừ sâu. Một phần trong số đó được mang đi bởi nước tưới, hoặc nước mưa, đi vào tầng nước ngầm, chảy vào ao hồ, sông ngòi. Mỗi thách thức này (tăng dân số, sự giàu có tăng, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, cơ sở hạ tầng bị rò rỉ, và những thứ khác) đều có thể khắc phục. Sự tập trung, ý chí, sáng tạo, nhân sự có trình độ, và tiền bạc đều là các yêu cầu bắt buộc. Lẽ ra tất cả các nước đều nên chú trọng tới các thách thức này, nhưng không phải nước nào cũng làm vậy. Tuy nhiên những vấn đề này đều có thể được xử lý, thậm chí giải quyết được.
Thiếu nước có thể không xảy ra ở khắp mọi nơi, nhưng hầu như không một ai không bị ảnh hưởng trong dài hạn. Hai mươi phần trăm dân số thế giới – khoảng 1,5 tỷ người – sẽ là nạn nhân đầu tiên của khủng hoảng nước thế giới lần này. Sáu trăm triệu trong số họ đã bắt đầu hứng chịu tình trạng thiếu nước. Cuối cùng, sáu mươi phần trăm bề mặt trên Trái đất sẽ bị biến đổi. Ban đầu, sự cạn kiệt nguồn nước sẽ đe dọa cả thị trường thực phẩm ở Mỹ lẫn toàn cầu, dẫn đến giá lương thực tăng cao trên toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng nước không phải là một vấn đề của “các nước đang phát triển” dành cho các tổ chức cứu trợ quốc tế đang hoạt động tại địa điểm xa xôi.
Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải hiểu và ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi đất nước và của cả toàn cầu. “Một cây làm chẳng nên non – 3 cây chụm lại nên hòn núi cao”, một người bảo vệ nguồn nước thì sẽ vô ích nhưng nhiều người, cả xã hội cùng có ý thức bảo vệ nguồn nước thì chắc chắn kết quả sẽ khác. Không nên vứt rác thải bừa bãi ra môi trường, không được thải trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra nguồn nước sạch. Không được phóng uế bậy ra nguồn nước, đặc biệt không sử dụng phân tươi để bón cho rau củ, cây cối. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc sử dụng, nếu sử dụng cần phải đúng hướng dẫn. Đối với các gia đình đông thành viên, gia đình làm vườn, chăn nuôi gia súc gia cầm cần phải có kế hoạch thu gom phân thải khoa học. Nên xây dựng các hố ủ vệ sinh khoa học để đựng và ủ phân trước khi đem bón cho cây hoặc xả ra môi trường. Tuyệt đối tránh tình trạng xả phân trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước.
Bảo vệ nguồn nước chính là hành động tiết kiệm, giảm lãng phí nước trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, bạn hãy tắt vòi nước khi đánh răng/rửa mặt/rửa tay/giặt giũ xong. Đường ống dẫn nước/bể nước bị rò rỉ cần phải kiểm tra và khắc phục ngay để tránh bị thất thoát nước sạch ra ngoài. Đặc biệt, khi trời có mưa, nên sử dụng thùng đựng nước mưa để tận dụng vào việc rửa dụng cụ, rửa xe cộ hoặc dùng để tưới cây. Vừa tận dụng được nước mưa từ thiên nhiên vừa tiết kiệm được nguồn nước sạch, tránh gây lãng phí. Vậy nên, hãy cùng nhau chung tay xây dụng tạo nên một cộng đồng thân thiện.
( Bài văn này mình đã mất 1h đồng hồ để làm ra nó. Mong bạn hãy vote 5s và Ctrlhn cho mình ạ CHÚC CẬU HỌC TỐT ! )
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
85
1927
52
cảm ơn bạn rất nhìu
234
-276
142
c.ơn vì đã vote Ctrlhn cho tớ nhé
20
740
26
mk có góp ý đc ko ạ
85
1927
52
đc ạ