pra de
1. (2,0 diem)
Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:
Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, Tập Một, Nxb Giáo dục Việt Nam,
2013, tr.5)
a) Tìm các phép liên kết và phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích.
b) Xác định và chỉ ra thành phần biệt lập trong câu; Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2. (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ, trả lời các câu hỏi:
Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc (Trích Nói với con, Y Phương )
a) Xác định thể thơ
b) Tìm những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về những gian khổ của người đồng mình. c) Chỉ ra và nếu tác dụng của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu thơ:
Sống như sống như suối Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc...
d) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ về mong muốn của người cha với con trong đoạn thơ.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích tâm trạng của nhân vật Phương Định (Những ngôi sao xa xôi-Lê Minh Khuê) trong một lần phá bom và trong trận mưa đá để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đáp án+ lời giải chi tiết:
Đọc đoạn trích, trả lời các câu hỏi:
a) Các phép liên kết bao gồm:
- Phép thế: Chủ tịch Hồ Chí Minh(1) đọc thế bằng Người(2).
- Phép lặp: Người, văn hóa (2,3).
b)
- Thành phần biệt lập: Có thể.
- Thành phần tình thái.
Câu 2:
a) Bài thơ trên thuộc thể thơ: Tự do.
b) Những hình ảnh thiên nhiên cụ thể nói về những gian khổ của người đồng minh:
- Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
- Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh.
c) Biện pháp nghệ thuật và tác dụng được sử dụng trong câu thơ:
- Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh: sống như sông như suối
+ Ẩn dụ: lên thác xuống ghềnh
- Tác dụng:
+ Cho thấy cuộc sống cực nhọc, vất vả của người đồng mình.
+ Nhấn mạnh lối sống tự nhiên, phóng khoáng, đầy nghị lực và ý chí, mạnh mẽ của “người đồng minh”.
+ Bộc lộ niềm tự hào về “người đồng mình”.
d) Suy nghĩ của người cha đối với con:
Bằng những hình ảnh thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng: vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình,nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản - đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn,là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó trong trái tim con.
Câu 3:
Cảm nhận đầu tiên về nhân vật Phương Định là vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy. Hằng ngày, chị thường xuyên phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát mà còn ẩn dấu những quả bom chưa nổ. Điều đó cũng có nghĩa chị luôn phải đối mặt với thần chết - những thứ cực kì nguy hiểm. Mỗi ngày, chị phải phá từ 3-5 lần bom, nguy hiểm là vậy nhưng chị vẫn bình thản thậm chí còn thấy thú vị và thích thú dù trên mình còn có vết thương chưa lành miệng. Cứ mỗi lần phá bom, đất rắn, tiếng xẻng va chạm vào cỏ quả bom nghe sắc lạnh đến ghê người. Ngay cả lúc ấy, chị vừa trách vừa nhắc nhở mình “phải nhanh hơn chút nữa”, nếu không vỏ quả bom nóng lên hoặc nóng từ bên trong quả bom hay nóng do mặt trời khi đó sẽ rất nguy hiểm”. Xác định được tính chất nguy hiểm, song với tinh thần dũng cảm cùng tình yêu Tổ quốc vô tận, chị đã vượt qua tất cả. Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương Định nói riêng và những cô gái trẻ nói chung. Có những lúc, chị cũng nghĩ đến cái chết nhưng cái chết này mờ nhạt. Còn ý nghĩa cháy bỏng là “Liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?” Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1.a) Phép thế. Chủ tịch Hồ Chí Minh> Người
Phép lặp. Từ "Người"
b) Thành phần tình thái. Từ "có thể"
2.a) Thể thơ: Tự do
b) sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh
c) So sánh. Nỗi bặt mong muốn của ngs cha nói vs con phải sống mạnh mẽ trc những khó khăn
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Sự kiện