Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1. Nhân vật "tôi" trong đoạn trích là Phương Định. Nhân vật ấy kể về những bài hát mà nhân vật ấy thích.
2.
Câu rút gọn: Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận
-> Tác dụng: làm cho câu văn trở nên ngắn gọn súc tích, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
3.
Phương Định là một cô gái Hà Nội, như bao thiếu nữ Hà thành khác, từng có một tuổi thơ êm đềm, hồn nhiên. Cô là một thiếu nữ, một nữ thanh niên xung phong mang vẻ đẹp và trái tim của một người lính. Vào chiến trường đã ba năm, sống giữa nơi trọng điểm ác liệt, Phương Định vẫn giữ được sự hồn nhiên, mơ mộng của một cô gái mới lớn. Phương Định có một tâm hồn vô cùng trong sáng và lãng mạn. Tâm hồn ấy giúp cô có thể vững vàng trước cuộc chiến. Cô vẫn có thể cất vang tiếng hát, "dựa vào thành đá mà hát". Ta chợt nhớ tới khẩu hiệu: "tiếng hát át tiếng bom". Tiếng hát không chỉ là tiếng hát mà nó còn là tiếng lòng, là tinh thần lạc quan, là niềm vui sống. Đó chính là sức mạnh át đi bom đạn, khói lửa chiến tranh. Trong những lời tự thuật của Phương Định, giữa những ấn tượng về sự hiểm nguy của công việc, ta lại thấy lấp lánh ánh sáng của tinh thần lạc quan, lòng dũng cảm trong cô thanh niên xung phong ấy. Cô nói về cái chết nhẹ nhàng như kể một câu chuyện đời thường, xen vào đó những câu bông đùa. Ta nhận ra trong đó lòng quả cảm, sự kiên cường của những người chiến sĩ. Quả thực rất đáng nể phục. Thêm vào đó không chỉ dũng cảm, lạc quan, hồn nhiên mà Phương Định còn là một cô gái sống rất tình cảm và sâu sắc. Đối với tôi, cô chính là tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam một thời, tiêu biểu cho những nữ thanh niên xung phong, dù trải qua bao khó khăn, nhưng vẫn luôn giữ vững tinh thần lạc quan và trái tim ấm áp. Có thể nói, "Những ngôi sao xa xôi” là khúc ca về những con người dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhiều hi sinh, gian khổ nhưng cũng rất vẻ vang. Và Phương Định chính là một trong số những ngôi sao đó.
Khởi ngữ: gạch chân
Phép thế: im đậm
4. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Sự kiện