Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng:
A. Đông Bắc B. Bắc Nam C. Tây Nam D. Đông - Nam
Câu 2: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là
A. màu vàng là cực Nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
B. màu xanh là cực Nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
C. màu vàng là cực Nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
D. màu xanh là cực Nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 3: Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.
Câu 4: Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm.
B. hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng.
C. hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm.
D. hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm.
Câu 5: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước
A. có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. có độ mau thưa tùy ý.
C. bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. có chiều đi từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm.
Câu 6: Từ trường tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh điện tích đứng yên. B. Xung quanh nam châm.
C. Xung quanh dây dẫn mang dòng điện. D. Cả B và C.
Câu 7: Nam châm điện có cấu tạo gồm:
A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non.
B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu.
D. Nam châm.