0
0
Thực hiện yêu cầu:
Tình cảm đối với quê hương của chàng trai được thể hiện như thế nào trong bài thơ ? Anh / chị trả lời câu hỏi bằng cách viết bài văn nghị luận ( khoảng 500 chữ )
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
Nguyễn Bính- một nhà thơ chân chất, mộc mạc, luôn luôn viết về đề tài quê hương. Ông sử dụng chất liệu truyền thống để viết lên những vân thơ lay động lòng người. Trong đó, tác phẩm " Chân quê" là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ nổi bật lên là tình cảm đối với quê hương của chàng trai.
Chân quê chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà, thẳng thắn, hồn nhiền, trong sáng, không chút vụ lợi, tối tăm của người dân quê. Đó là vẻ đẹp yên bình, thanh bần nhuốm màu lên khung cảnh, cuộc sống ở quê.
Bài thơ là nói về tình yêu giữa chàng trai và cô gái thôn quê. Tác giả đã cho nhân vật “em” xuất hiện. Tuy nhiên, cô gái ấy xuất hiện trong hoàn cảnh mới “đi tỉnh về”. Ngày xưa, nói đến lên tỉnh là đến một nơi rất xa. Cuộc sống thường ngày của người nông dân chỉ phía sau lũy tre làng, xoay quanh bến nước, gốc đa sân đình. Vì thế, sự kiện ai đó đi tỉnh được coi là cực kỳ trọng đại và mới lạ. Nếu như các chàng trai cô gái yêu nhau, khi người con gái đi xa như vậy, các chàng sẽ vô cùng lo lắng. Bởi ở chốn thị thành náo nhiệt, sẽ làm thay đổi con người, tâm hồn cô gái.
Sự thay đổi bên trong của người yêu làm chàng trai đau khổ. Nhân vật trữ tình " đợi mãi" thấy sự sốt ruột, đứng ngồi không yên của chàng trai khi đón cô gái đi tỉnh về. Chàng trai vô cùng lo lắng, bồn chồn, tự hỏi không biết cô gái của mình đi tỉnh về sẽ như thế nào. Nhưng sự xuất hiện của cô gái khiến chàng trài rất bất ngờ với trang phục như khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm là những trang phục của người thành thị, với lối sống xa hoa đua đòi. Nó dành cho các cô gái lẳng lơ, suốt ngày rong chơi đàn đúm. Nhìn em rộn rang trong trang phục đó mà khiến lòng “tôi” thêm khổ thêm sầu. Liên tục các câu hỏi của chàng trai đưa ra, không đơn giản chỉ là trang phục của người con gái của chàng trai yêu mà đó còn là những kỷ niệm đẹp đẽ giữa hai người.
Cuối cùng là nỗi lòng của chàng trai, chàng trai tha thiết, xuống nước nhờ cô gái “hãy giữ nguyên quê mùa”. Không phải là xin xỏ cô gái điều gì đó chàng làm sai mà là vừa nhờ vả vừa cầu khẩn cô gái. Đúng là một cách dùng từ hoàn hảo và không thể thay thế.
Đây là bài thơ nói về tình yêu tha thiết và chân thực luôn mong muốn là giữ lại được những kỷ niệm, giữ lại những giá trị truyền thống.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
11288
10076
Bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính đã thành công phản ánh sự đổi thay, sự "biến chất" cái chân quê trong mỗi người. Điều mà nhà thơ muốn nhắc nhở bạn đọc trong bài thơ chính là hãy ý thức về việc nâng niu giá trị truyền thống và cái đẹp bình dị của quê hương.
Cô gái trong bài thơ đã thay đổi trong ngoại hình khi từ tỉnh về quê. Hình ảnh liệt kê "khăn nhugn, quần lĩnh, áo cài khuy bấm" chính là hiện thân của văn minh đô thị hiện đại. Văn minh đô thị hiện đại chưa khai sáng, chưa làm đẹp cuộc sống. Nhưng nó đã và đang dẫn đến những biến đổi bản chất trong con người và khiến con người thay đổi. Hiện trạng biến chất ấy có lẽ không chỉ có ở cô gái. Cô chỉ là một trong những hiện thân của thay đổi. Cái thay đổi ấy lại chưa tích cực mà dường như đã trở thành một bước ngoặt đánh dấu sự biến đổi của bản chất. Hôm nay có thể là trang phục, nhưng ngày mai, cái chân quê bị đánh mất còn có thể là gì? Tác giả dường như dự báo về sự thay đổi trong lớp người "quê".
Không chỉ là câu chuyện cái áo, cái quần. Nguyễn Bính mượn một hình ảnh rất thực để cất lên lời ước nguyện tha thiết về việc giữ gìn truyền thống. Chân quê là một nét đẹp. Đó là sự giản dị, là sự nâng niu, cố gắng trong mỗi người. Lời thơ cất lên tha thiết như chính tâm tình tác giả "Van em! Hãy giữ nguyên quê mùa". Cái quê mùa ở đây không phải là cái hủ tục, cái lạc hậu. Nso đơn thuần là những chất quê, tính quê nồng hậu, ân tình, ý nghĩa. Mà nó chỉ được gìn giữ nếu mỗi người dân quê tự ý thức về bản thân mình. Biến đổi trong con người nếu tiếp tục, đó là sự đánh mất đi bản chất thật sự bên trong.
Mỗi người đều cần lưu giữ giá trị cội nguồn. Chân quê ấy là tình yêu với quê hương, là sự gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là trách nhiệm thiêng liêng mà mỗi chúng ta cần trân trọng và phát huy.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
1875
40791
1566
Bài viết này đã đạt yêu cầu đâu ạ, mở bài chưa giới thiệu được vấn đề; thân bài còn mang tính diễn xuôi, chưa phân tích thơ thành hệ thống luận điểm.
15286
246478
10751
Cảm ơn sự nhận xét của em nên chị đã sửa lại rồi nhé.