Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
69
91
giới thiệu Ngô Tất Tố và truyện ngắn Tắt đèn: Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đời sống người nông dân sau cách mạng. Đồng thời, ông còn là nhà báo với ngòi bút tiến bộ. Truyện ngắn "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông về văn học hiện thực trước cách mạng những năm 1930-1945. Ở trong tác phẩm, nhân vật chị Dậu đều để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng sâu sắc về số phận khổ sở của người nông dân và những phẩm chất tốt đẹp.
- Có ý kiến cho rằng "Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong "Tức nước vỡ bờ" - Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất logic, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao."
- Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Sự chuyển biến trong lời nói và hành động của chị Dậu trong đoạn trích đã thể hiện được nghệ thuật xây dựng nhân vật xuất sắc cũng như nghệ thuật xây dựng tình huống truyện tài tình của tác giả, góp phần thể hiện giá trị của tác phẩm
B,TB
1, Sự chuyển biến này là một sự chuyển biến rất logic, hợp lí, phù hợp với hình tượng nhân vật
Đầu tiên, bạn đọc có thể nhận thấy sự chuyển biến này của nhân vật là sự chuyển biến vô cùng logic, hợp lí và phù hợp với hình tượng chị Dậu.
- Khi bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đến, chị Dậu đã nhún nhường và dùng những lời lẽ van xin chúng. Cách xưng hô "cháu-ông" cho thấy sự hạ mình hết mức và nhún nhường của chị Dậu. Chị nhẫn nại, hạ mình như vậy cũng vì mong chúng cho nhà chị thêm thời gian để lo chạy sưu, để chúng không động vào anh Dậu nữa.
- Thế nhưng, khi nhà cai lệ bỏ mặc ngoài tai những lời van xin của chị mà một mực đòi đến bắt trói anh Dậu đi, chị đã thay đổi cách xưng hô thành "tôi-ông". Cách xưng hô này cho thấy sự ngang bằng của chị với bọn cai lệ. Người đọc cũng cảm nhận được sự giận dữ bên trong chị Dậu đang trào dâng mãnh liệt. Cuối cùng, khi bọn cai lệ đánh chị, thì chị Dậu giống như giọt nước tràn ly không thể chịu đựng thêm nữa. Một mặt vì quá tức giận, uất ức, một mặt vì muốn bảo vệ người chồng đang đau ốm của mình, chị buộc phải vùng lên chống lại bọn chúng.
- Cách xưng hô "bà-mày" cùng hành động đánh trả bọn cai lệ đã cho thấy được tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Có lẽ, tinh thần phản kháng mãnh liệt ấy của chị cũng xuất phát từ tình yêu thương chồng của chị. Việc chị Dậu đánh thắng lại bọn cai lệ dù trong khoảnh khắc rất ngắn cũng thể hiện được sự phản kháng mãnh liệt của những người nông dân trong xã hội xưa. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng cách kể chuyện sinh động, tình huống truyện kịch tích và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật vô cùng đặc trưng và thành công (chị Dậu đại diện cho người nông dân thấp cổ bé họng nhưng giàu tinh thần phản kháng, bọn cai lệ đại diện cho thế lực cầm quyền thì độc ác, hung hãn).
- Diễn biến này hợp lí bởi những lí do nhất định. Theo em, từ chỗ nhún nhường nhẫn nhịn, chị Dậu buộc phải vùng lên đấu tranh lại với cai lệ và người nhà lí trưởng bởi vì hai lý do chính. Lý do thứ nhất đó là tên cai lệ và người nhà lí trưởng không quan tâm đến lời van xin của chị, chúng vẫn nhảy bổ vào để đòi đánh trói chồng chị đi. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Lý do thứ hai đó là tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị. Vì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng.
2, Diễn biến truyện thể hiện được giá trị nhân văn cao cùng giá trị tố cáo hiện thực lớn.
- Tiếp theo, sự chuyển biến trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu cũng thể hiện được giá trị nhân văn vô cùng cao đẹp.
- Nhà văn không chỉ vạch trần được bộ mặt thật của xã hội phong kiến qua hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng chính là đại diện, là công cụ quyền lực của xã hội phong kiến. Hành động sấn sổ, không còn quan tâm xung quanh mà cứ sấn đến đòi đánh trói anh Dậu đi, rồi đánh chị Dậu, quát tháo của cai lệ đều cho thấy sự tàn ác và nhẫn tâm của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Chúng sống thỏa thê, sung sướng trên sự đói khổ của nhân dân.
- Đồng thời, người đọc cũng thấy được những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu. Cuộc đấu lực ấy chính là chi tiết nhân văn thể hiện được tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.
C, KB
Tóm lại, sự chuyển biến trong lời nói và hành động của chị Dậu đã làm nên giá trị nhân văn tốt đẹp cho toàn bộ đoạn trích. Sự nhân văn đến từ sự phản kháng, đòi lại công bằng của toàn thể những người nông dân đương thời khốn cùng khác
BÀI LÀM
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đời sống người nông dân sau cách mạng. Đồng thời, ông còn là nhà báo với ngòi bút tiến bộ. Truyện ngắn "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông về văn học hiện thực trước cách mạng những năm 1930-1945. Ở trong tác phẩm, nhân vật chị Dậu đều để lại trong lòng bạn đọc ấn tượng sâu sắc về số phận khổ sở của người nông dân và những phẩm chất tốt đẹp. Có ý kiến cho rằng "Từ hình thức đấu lý chuyển sang đấu lực giữa Chị Dậu và 2 tên tay sai, trong "Tức nước vỡ bờ" - Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một quá trình phát triển rất logic, vừa mang giá trị nhân văn lớn lại có sức tố cáo cao." Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Sự chuyển biến trong lời nói và hành động của chị Dậu trong đoạn trích đã thể hiện được nghệ thuật xây dựng nhân vật xuất sắc cũng như nghệ thuật xây dựng tình huống truyện tài tình của tác giả, góp phần thể hiện giá trị của tác phẩm
Đầu tiên, bạn đọc có thể nhận thấy sự chuyển biến này của nhân vật là sự chuyển biến vô cùng logic, hợp lí và phù hợp với hình tượng chị Dậu. Khi bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đến, chị Dậu đã nhún nhường và dùng những lời lẽ van xin chúng. Cách xưng hô "cháu-ông" cho thấy sự hạ mình hết mức và nhún nhường của chị Dậu. Chị nhẫn nại, hạ mình như vậy cũng vì mong chúng cho nhà chị thêm thời gian để lo chạy sưu, để chúng không động vào anh Dậu nữa. Thế nhưng, khi nhà cai lệ bỏ mặc ngoài tai những lời van xin của chị mà một mực đòi đến bắt trói anh Dậu đi, chị đã thay đổi cách xưng hô thành "tôi-ông". Cách xưng hô này cho thấy sự ngang bằng của chị với bọn cai lệ. Người đọc cũng cảm nhận được sự giận dữ bên trong chị Dậu đang trào dâng mãnh liệt. Cuối cùng, khi bọn cai lệ đánh chị, thì chị Dậu giống như giọt nước tràn ly không thể chịu đựng thêm nữa. Một mặt vì quá tức giận, uất ức, một mặt vì muốn bảo vệ người chồng đang đau ốm của mình, chị buộc phải vùng lên chống lại bọn chúng. Cách xưng hô "bà-mày" cùng hành động đánh trả bọn cai lệ đã cho thấy được tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. Có lẽ, tinh thần phản kháng mãnh liệt ấy của chị cũng xuất phát từ tình yêu thương chồng của chị. Việc chị Dậu đánh thắng lại bọn cai lệ dù trong khoảnh khắc rất ngắn cũng thể hiện được sự phản kháng mãnh liệt của những người nông dân trong xã hội xưa. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng cách kể chuyện sinh động, tình huống truyện kịch tích và nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật vô cùng đặc trưng và thành công (chị Dậu đại diện cho người nông dân thấp cổ bé họng nhưng giàu tinh thần phản kháng, bọn cai lệ đại diện cho thế lực cầm quyền thì độc ác, hung hãn). Diễn biến này hợp lí bởi những lí do nhất định. Theo em, từ chỗ nhún nhường nhẫn nhịn, chị Dậu buộc phải vùng lên đấu tranh lại với cai lệ và người nhà lí trưởng bởi vì hai lý do chính. Lý do thứ nhất đó là tên cai lệ và người nhà lí trưởng không quan tâm đến lời van xin của chị, chúng vẫn nhảy bổ vào để đòi đánh trói chồng chị đi. Hơn ai khác, chị hiểu chồng chị đang trong tình cảnh ốm đau thế nào, nếu còn bị đánh trói thì chắc chắn chồng chị sẽ không chịu nổi. Vì vậy, hành động của chị chính là xuất phát từ tình yêu thương chồng, từ việc cai lệ và người nhà lí trưởng cứ một mực đòi trói chồng chị đi. Lý do thứ hai đó là tinh thần phản kháng mãnh liệt của chị. Vì chị không thể dùng cách nhún nhường nhẫn nại mà cầu xin cai lệ, người nhà lí trưởng được nên cách duy nhất chị có thể dùng đó là vùng lên đấu tranh với chúng. Một là do chị buộc phải làm thế để bảo vệ chồng trong khoảnh khắc ấy, và cũng là do chúng dồn chị đến bước đường cùng.
Tiếp theo, sự chuyển biến trong lời nói và hành động của nhân vật chị Dậu cũng thể hiện được giá trị nhân văn vô cùng cao đẹp. Nhà văn không chỉ vạch trần được bộ mặt thật của xã hội phong kiến qua hành động của tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Chúng chính là đại diện, là công cụ quyền lực của xã hội phong kiến. Hành động sấn sổ, không còn quan tâm xung quanh mà cứ sấn đến đòi đánh trói anh Dậu đi, rồi đánh chị Dậu, quát tháo của cai lệ đều cho thấy sự tàn ác và nhẫn tâm của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Chúng sống thỏa thê, sung sướng trên sự đói khổ của nhân dân. Đồng thời, người đọc cũng thấy được những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu. Cuộc đấu lực ấy chính là chi tiết nhân văn thể hiện được tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị. Sau tất cả những sự nhún nhường, câu nói "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem" của chị đã thể hiện được chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Hành động ấy của chị không phải là hành động ngông cuồng mà nó là đại diện của toàn thể tầng lớp người nông dân bấy giờ muốn phản kháng, muốn đấu tranh đòi lại công bằng từ phía bọn xã hội phong kiến. Hành động đấu lực của chị thể hiện được giá trị nhân văn tốt đẹp, đó là sự phản kháng của người nông dân bị áp bức, cùng khao khát công bằng của họ. Đó chính là thông điệp tức nước vỡ bờ mà đoạn trích muốn thể hiện.
Tóm lại, sự chuyển biến trong lời nói và hành động của chị Dậu đã làm nên giá trị nhân văn tốt đẹp cho toàn bộ đoạn trích. Sự nhân văn đến từ sự phản kháng, đòi lại công bằng của toàn thể những người nông dân đương thời khốn cùng khác.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
3
17
2
sao dài thé ạ :))
69
811
91
Văn lớp 8 phải dài thì mới có nhiều điểm chứ bạn :)))
69
811
91
Cái này mình viết khá lâu rồi, mình chỉ cop lại thôi
69
811
91
Cho xin 1 cảm ơn với 5 sao nha
3
17
2
oki
69
811
91
Cảm ơn nhó