33
24
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Tiếng gà trưa vang lên bên xóm nhỏ trên đường hành quân đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu ấm áp yêu thương. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Ở khổ thơ cuối này, người cháu – người chiến sĩ đã giãi bày tình cảm bằng tâm tưởng. Bằng cách biểu đạt này, nhà thơ vừa bày tỏ được nỗi nhớ da diết về người bà ở phương xa, vừa bộc lộ được nhận thức của mình về trách nhiệm của người cầm súng. Chao ôi! Mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: Vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. Tình bà cháu bì dị, ấm áp, hạnh phúc đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người cháu hôn nay – người chiến sĩ đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước; là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu. Từ tình yêu bà nảy nở thành tình yêu quê hương, yêu tổ quốc. Đó là một chuỗi tình cảm liền mạch khiến bài thơ càng cảm động, có sức gợi thắm thía.
Khổ thơ là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Từ tình cảm bà cháu, cho tới tình yêu xóm làng và to lớn như tình yêu Tổ Quốc đều được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, thân thương như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Tiếng gọi "Bà ơi!" vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà "cục tác" đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương.
Có thể nhận thấy từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng thể thơ ngũ ngôn giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. Điệp ngữ "vì", "bà" được lặp lại bốn lần liên tiếp có tác dụng nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao đẹp, lớn lao của cháu. Đó không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
77
24
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của chị thường viết về những tình cảm đời thường. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một trong số đó.
Tiếng gà trưa vốn là âm thanh quen thuộc, bình dị ở mỗi làng quê Việt Nam. Trong khổ thơ mở đầu, tác giả đã khắc họa rõ nét, chân thực và sâu sắc âm thanh của tiếng gà trưa trên đường hành quân:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ”
Trên chặng đường dài hành quân xa xôi, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ và nghe thấy âm thanh của tiếng gà trưa “Cục... cục tác... cục ta”. Tiếng gà đã gợi nhớ về thật nhiều kỉ niệm:
“Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Từ “nghe” được lặp lại nhiều lần đã làm bật lên niềm xúc động, bồi hồi của nhân vật trữ tình lúc nghe thấy những âm thanh của tiếng gà trưa. Âm thanh đó đã làm vơi đi cái nắng, vất vả trên bước đường hành quân để rồi thay vào đấy là những kỉ niệm của tuổi thơ cứ thế gọi nhau ùa về. Đó là những năm tháng tuổi thơ sống bên người bà.
Trong những câu thơ tiếp theo, người chiến sĩ đã hồi tưởng lại những kỉ niệm đó:
“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Tuổi thơ sống bên bà tuy gian khó, nhưng lại vô cùng hạnh phúc. Người chiến sĩ nhớ về hình ảnh của những ổ rơm hồng đầy trứng, hình ảnh của gà mái mơ, gà mái vàng với những màu sắc rất riêng, độc đáo. Đặc biệt nhất là kỉ niệm xem trộm gà để trứng bị bà mắng. Lời mắng yêu của người bà, sự ngây thơ của đứa cháu cho thấy tình bà cháu tha thiết, sâu nặng.
Điều đáng nhớ, đáng trân trọng nhất trong những năm tháng tuổi thơ của cháu đó chính là hình ảnh người bà tảo tần, vất vả nhưng đầy tình yêu thương, sự quan tâm, che chở, chăm sóc cháu:
“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Trong kí ức của cháu, hình ảnh đôi bàn tay bà chắt chiu từng quả trứng cho gà ấp thật đẹp đẽ. Đôi bàn tay cả một đời lao động vất vả vì cháu.
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”
Bà lo lắng mỗi khi đông đến, trời làm sương muối khiến đàn gà đổ bệnh. Bởi vậy bà mong sao cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để đàn gà có thể lớn lên khỏe mạnh, cuối năm bà có thể bán chúng đi để mua cho cháu một bộ quần áo mới để đón Tết.
Đến hai khổ thơ tiếng gà trưa đã gợi lên trong suy nghĩ của cháu những suy tư về hạnh phúc:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ.....
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
33
24
có chép mang ko đấy bạn
Bảng tin
33
3774
24
có chép mang ko đấy bạn