Quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ ,chế ngự các dòng sông.
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Sông Cửu Long:
Trên bề mặt châu thổ bấy giờ, nhờ hình ảnh thu được từ vệ tinh viễn thám, được Trần Kim Thạch phác hoạ (1988), chúng ta nhận biết có nhiều con sông lớn. Ví như sông cổ Hậu Giang (Proto Bacssac) chảy từ Châu Đốc xuống Rạch Giá ngang qua Ba Thê (Thoại Sơn - An Giang) rồi trở ra Cạnh Điền (Kiên Giang) vào rừng U Minh. Con sông thứ hai tạm gọi là Bình Minh (Proto Hàm Luông) chảy từ Châu Đốc đến Cần Thơ rồi rẽ sang Trà Vinh. Con sông thứ ba từ Sa Rải chảy xuống Tân Hiệp (Long An) là sông Vàm Cỏ cổ (Prot Vaico). Con sông thứ tư là Trảng Bàng cổ (Proto Trảng Bàng) chảy đến Thái Mỹ (Củ Chi) rồi trở ra vùng Lê Minh Xuân (Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) hợp lựu với sông Sài Gòn cổ và sông Đồng Nai chảy ra cửa biển cổ ở vùng Bưng Sáu xã (Thủ Đức) từng là nơi tạo ra cửa khẩu xưa của Sài Gòn.
Hình ảnh các con sông cổ kể trên cho biết châu thổ sông Cửu Long trước sau Công nguyên có hệ thống dòng chảy phân bổ khá đều, khiến cho nước trong nội địa dễ dàng thoát ra biển… Hay nói cách khác, châu thổ sông Cửu Long bấy giờ là vùng tự nhiên thông thoáng. Đó là đặc điểm nổi bật của vùng châu thổ này ở buổi đầu hình thành.
Từ khoảng đầu Công nguyên về sau có thể coi như là thời điểm mở đầu một thời kỳ mới trong quá trình hình thành châu thổ sông Cửu Long ngày nay - thời kỳ hình thành vùng đất hạ châu thổ. Nó hầu như trùng khớp với biển thoái thứ 3 kéo dài khoảng 500 năm, từ năm 50 trước Công nguyên đến 500 sau Công nguyên. Bấy giờ mực nước biển từ độ cao 0,40m (50 năm trước CN) dần hạ thấp dưới mức hiện tại là 0,80m. Châu thổ sông Cửu Long theo đó lại được mở rộng thêm về phía đồng nhờ nước biển rút dần. Phù sa của các dòng chảy ngày càng bồi tụ mạnh về phía biển, mà chủ yếu về hướng đông và đông nam làm cho miền đất duyên hải của châu thổ ngày càng lồi cong ở khoảng giữa, là nơi có các cửa biển của hai con sông Tiền, sông Hậu. Hậu quả dẫn đến là ảnh hưởng của gió mùa đông nam, của dòng hải lưu ngoài biển ngày càng trở nên gia tăng trên dải đất duyên hải và cận biển. Theo đó, nhiều giồng cát (hoặc nhiều dãy giồng cát) ven biển lần lượt xuất hiện, rồi được tôn cao nhờ tác động của gió.
Đồng bằng sông Hồng:
Các thuỳ châu thổ đồng bằng Sông Hồng bắt đầu hình thành và phát triển từ cuối Holocen sớm - đầu Holocen giữa, khi tốc độ dâng của mực nước biển giảm dần đến 0 và chuyển sang chế độ biển lùi trong Holocen giữa-muộn. Chúng phát triển theo hướng TB - ĐN, theo cơ chế kéo dài, phân nhánh lòng dẫn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
0
10
0
Sự thích ứng với chế độ nước của 2 sông luôn đc ko bạn
281
1504
189
đc
0
10
0
Cho mình cảm ơn nhắ
281
1504
189
cho mk câu trl hay nhất dc ko ạ