Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Nguyên nhân
Những nhân tố có thể làm cho sự biến đổi khí hậu xuất hiện là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về biến đổi khí hậu có thể tăng cường hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất hàng thế kỷ hoặc lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài.
Tác động của BĐKH đến các hệ sinh thái (HST) tự nhiên và đa dạng sinh học (ĐDSH)
Các HST trên Trái đất cùng với muôn loài là nguồn giá trị kinh tế, môi trường (MT) và văn hóa của loài người. BĐKH sẽ làm dịch chuyển các vùng khí hậu. Các loài sẽ phải phản ứng thích nghi với các điều kiện khí hậu mới.
- Trước hết do trái đất nóng lên, các ranh giới nhiệt của HST lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn, khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ mô cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại, các loài ưa lạnh bị thu hẹp lại, hoặc phải di cư đi nơi khác.
- Một số loài thích ứng tốt hơn với BĐKH trong khi một số khác không thích ứng nổi nên sẽ bị suy thoái dần. BĐKH sẽ làm cho khí hậu sẽ trở nên khắc nghiệt hơn gây hạn hán, lũ lụt, cháy rừng . . sẽ làm các loài có nguy cơ giảm nhiều hơn nữa.
Tác động của BĐKH đến nông lâm ngư nghiệp
Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu, mà quan trọng nhất là bức xạ mặt trời. Thông qua quá trình quang hợp thì năng suất của cây trồng là một hàm đồng biến với bức xạ mặt trời. Trái đất nóng dần lên dẫn đến thay đổi cấu trúc mùa màng như rút ngắn mùa lạnh, kéo dài hay rút ngắn mùa mưa. Tất cả các yếu tố này sẽ tác động đến thời vụ, sâu bệnh, năng suất - sản lượng.
Nhìn chung, nông nghiệp là ngành bị tác động mạnh nhất của BĐKH. Nhiệt độ tăng lên có thể dẫn đến:
- Một số loài cây trồng, nhất là các cây Á nhiệt đới có khả năng bị biến mất,
- Mùa vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng có thể bị thay đổi.
- Sản lượng ngũ cốc giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là vụ mùa.
- Tăng thiệt hại do thiên tai (lũ lụt, hán hán, bão, ElNino, cháy rừng, sâu bệnh…) khắc nghiệt hơn.
- Chế độ mưa thay đổi ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp, nhất là ở những vùng khô hạn.
- Nước biển dâng làm tăng ngập lụt và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Tác động của HST rừng
- BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau.
- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Đặc biệt, hàm lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự phát triển HST rừng, nhưng do độ bốc thoát hơi tăng làm độ ẩm đất giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khí của cây rừng có thể sẽ giảm đi.
- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như: Trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật… sẽ có thể bị suy kiệt.
- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây trồng.
Tác động đến thủy sản
- Nước mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt.
- Rừng ngập mặn bị thu hẹp ảnh hưởng đến HST một số loài thủy sản nước lợ, nước mặn.
- Khả năng tổng hợp chất hữu cơ của HST rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.
- Nhiệt độ nước tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh hưởng đến tập tính sinh học của sinh vật. Do nhiệt độ tăng, một số loài chuyển đi nơi khác hoặc xuống sâu hơn,…
- Cường độ mưa lớn, nồng độ muối giảm đi 10- 20% trong một thời gian dài làm cho các sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhiễm thể 2 mảnh vỏ bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
- Mực nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút nghiêm trọng.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy sản bị phân tán, các loài cá nhiệt đới (vốn kém giá trị kinh tế, trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (có giá trị kinh tế cao) giảm đi hoặc mất hẳn.
- Các loại thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt hoặc làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. Hậu quả là:
+ Cá di cư đến vùng biển khác (di cư thụ động)
+ Giảm khối lượng thân của cá.
Tác động đến tài nguyên nước
- Trước hết BĐKH làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng. Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và do đó mưa sẽ nhiều hơn. Đặc điểm mưa đối với từng khu vực cũng thay đổi.
- Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các sông, tần suất và cường độ các trận lũ, hạn hán.
- Nhiệt độ tăng lên sẽ làm tan băng tuyết ở nhiều núi cao, dẫn đến tăng dòng chảy ở các sông và gia tăng lũ lụt. Sau một thời gian khi băng trên núi tan hết. nguồn cung cấp nước sẽ cạn, lũ lụt sẽ giảm và dòng chảy các sông sẽ giảm đi rất nhiều.
- Lượng mưa lớn gây trượt lở đất, dẫn đến sự bồi lắng, giảm sức chứa các hồ, chất lượng nước ở các hồ thay đổi.
- Những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài có thể ảnh hưởng đến xã hội với quy mô rộng hơn nhiều so với lũ lụt… Hạn hán và kèm theo là sa mạc hóa xảy ra ở nhiều vùng trên thế giới, làm tăng nguy cơ cháy rừng, gây ra những thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội và môi trường,…
Tác động đến sức khỏe cộng đồng
Tác động này diễn ra khá phức tạp, mang tính tổng hợp của nhiều yếu tố. Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung quanh với cơ thể, có những tác động gián tiếp thông qua các yếu tố khác như thực phẩm, nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang mầm bệnh…. IPCC đã nêu ra 6 tác động của BĐKH toàn cầu đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể:
- Các áp lực về nhiệt đới (đợt nắng nóng);
- Các hiện tượng cực trị và thiên tai (bão, lũ lụt, hạn);
- Ô nhiễm không khí (bão cát, bão từ)
- Các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước;
- Những vấn đề liên quan đến lương thực và dinh dưỡng.
Có nhiều dạng khác nhau biểu hiện những tác động trực tiếp của BĐKH tới cơ thể con người như:
- Cảm nóng, say nắng. Tỷ lệ cơ thể tăng cao trong những khu vực có hoạt động căng thẳng, nóng, ẩm, bí gió.
- Mất cân bằng về nước và muối dẫn đến hiện tượng suy kiệt thường xảy ra trong những khu vực thường bị ảnh hưởng mạnh của thời tiết khô nóng, đặc biệt ở các vùng thấp, do cơ thể bị mất nước nhanh qua việc ra mồ hôi.
- BĐKH đã và đang làm xuất hiện nhiều bệnh mới lạ và đã “toàn cầu hóa” nhiều loại bệnh trước đây chỉ xảy ra trong những khu vực địa lý nhỏ.
Cách khắc phục
- Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch
- Giảm thiểu mức độ tiêu thụ hết sức có thể
- Bổ sung rau, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày
- Nghiêm túc ngăn chặn nạn chặt phá rừng
- Tiết kiệm điện là biện pháp khắc phục hiệu quả
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin