Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1. Trình bày diễn biến kết quả trận Tốt Động- Chúc Động.
* Diễn biến:
- Tháng 10/1426: 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, số quân Minh tăng lên 10 vạn.
- 7/11/1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Để giành thế chủ động.
- Nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động khi đã nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc,
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
* Kết quả:
- Hơn 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn.
- Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan.
- Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan.
$\Longrightarrow$ Giải phóng được thêm nhiều châu, huyện.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2. Trình bày chiến tranh Nam Bắc triều.
* Nguyên nhân:
- Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.
- 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
- 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua và lập ra Nam triều.
$\Longrightarrow$ Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.
* Diến biến:
- Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến kéo dài hơn 50 năm từ vùng Thanh – Nghệ trở ra bắc.
- 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng.
$\Longrightarrow$ Chiến tranh chấm dứt.
* Hậu quả:
- Gây tổn thất lớn về cả người và của.
- Kinh tế bị tàn phá.
* Ý nghĩa:
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều là một cuộc chiến tranh phi nghĩa.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
3. Những cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân Đàng thế kỉ XVII, nêu kết quả và ý nghĩa của những cuộc khởi nghĩa.
* Những cuộc khởi nghĩa lớn xảy ra ở nhiều nơi vào giữa thế kỉ XVII.
- Các cuộc khởi nghĩa lớn:
+ 1737: Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ở Sơn Tây.
+ 1738 – 1770: Khởi nghĩa Lê Duy Mật ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.
+ 1740 – 1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
+ 1741 – 1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu hoạt động trên địa bàn rộng lớn.
+ 1739 – 1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
- Kết quả:
+ Các cuộc khởi nghĩa thất bại.
- Ý nghĩa:
+ Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay.
+ Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân.
+ Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Trình bày các đặc điểm về văn hoá thế kỉ XVI-XVIII?
* Đặc điểm:
- Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó.
- Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
5. Nhận xét về tính chất, quy mô của phong trào nông dân Đàng ngoài ở thế khỉ XVIII. So sánh với các thế kỉ trước.
- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.
- Phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn so với các thế kỉ trước.
$\longrightarrow$ Nhận xét: Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
6. Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào?
* Hậu quả:
- Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ.
- Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
- Ở Đàng Ngoài: “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn (Sử gọi là "vua Lê - chúa Trịnh").
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
7. Trình bày tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từu cuối năm 1424 đến cuối 1426.
* Năm 1424: Giải phóng Nghệ An.
- 12/10/1424: Nghĩa quân bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và thắng lợi , sau đó hạ thành Trà Lân.
- Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu $\rightarrow$ phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Năm 1425: Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
- Tháng 8/1425: Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
$\Rightarrow$ Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
* Cuối năm 1426: Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động.
- Tháng 9/1426: Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc.
- Nghĩa quân chia làm 3 đạo, tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn tiếp viện của địch.
- Được sự ủng hộ tích cực của nhân dân, nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh lâm vào thế phòng ngự, rút vào thành Đông Quan cố thủ.
$\Rightarrow$ Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
$\textit{#chiichii2}$
$\textit{@hoidap247}$
$\textit{Chúc bạn học tốt ^!^}$
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin