Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : "Có công mài sắt , có ngày nên kim"
CẤM CHÉP MẠNG NHÉ !
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
`gửi`
Bài làm
Tục ngữ là kho tàng trí thức của một dân tộc. Quả vậy, câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đem đến một lời khuyên vô cùng sâu sắc dành cho mỗi chúng ta.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim” - một hình ảnh mang tính biểu tượng với lời khuyên con người cần có được sự kiên trì, ý chí quyết tâm để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Từ xưa đến nay, bài học này luôn được ông cha ta vận dụng trong cuộc sống. Cao Bá Quát - một con người nổi tiếng với tài văn hay chữ tốt. Nhưng không ai có thể ngờ được, khi còn đi học, ông thường bị cho điểm kém vì chữ xấu. Một lần nọ, Cao Bá Quát có viết đơn cho một bà cụ để kêu oan. Bà cụ đem nộp lá đơn lên cho quan nhưng vì chữ viết quá xấu mà quan đọc không được bèn thét lính đuổi bà cụ ra khỏi công đường. Khi đó, ông mới thấm thía rằng: “dù văn hay đến đâu mà chữ xấu cũng chẳng ích gì!”. Chính vì lẽ đó, Cao Bá Quát đã quyết tâm luyện chữ với phương pháp vô cùng công phu. Tối nào ông cũng luyện việt và phải viết xong mười trang vớ mới chịu đi ngủ. Lòng quyết tâm cũng như sự kiên trì đã giúp ông đạt được kết quả như mong muốn. Ở hiện tại, cũng có những tấm gương sáng của lòng kiên trì. Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã bôn ba ở nước ngoài suốt ba mươi năm để tìm ra con người cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Những năm tháng ấy, dù khó khăn và gian khổ, dù phải làm nhiều nghề để kiếm sống, nhưng với lòng yêu nước cũng như sự quyết tâm không ngại gian khó, Người vẫn vượt qua. Đến cuối cùng, Người tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Những con người trên, dù họ ở trong quá khứ hay hiện tại cũng đều mang trong mình một lòng quyết tâm, sự kiên trì vì mục tiêu của bản thân.
Người luôn kiên trì với mục tiêu, lý tưởng của bản thân đều thành công ở lĩnh vực của chính mình. Nhưng cái họ có được không phải chỉ là sự thành công. Mà đó còn là tấm lòng ngưỡng mộ, kính trọng và yêu quý của những người xung quanh.
Qua chứng minh trên, chúng ta có thể khẳng định câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn
$\text{CHÚC BẠN HỌC TỐT!}$
$#leh603473$ `=>` `#sad`
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng đức tính kiên trì, nhẫn nại. Vì vậy, các cụ thường dạy con cháu “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Việc biến một thanh sắt to thành một cây kim nhỏ không phải là điều không tưởng, nhưng phải mất một thời gian dài mới có thể làm được. Đây là thao tác tốn nhiều thời gian và sức lực nên nếu không kiên trì mà bỏ cuộc giữa chừng thì chắc chắn sẽ không thành công. Vì vậy, câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta rằng khi bạn đặt ra mục tiêu hay hoài bão, bạn phải kiên trì và nỗ lực đến cùng. Vậy tại sao sự kiên trì lại được coi trọng như vậy? Vì con đường nào cũng có đá. Cũng giống như con đường hiện thực hóa ước mơ, sẽ luôn có những khó khăn và thử thách. Không có vinh quang nào mà không có đau khổ. Thất bại, mệt mỏi và trở ngại có thể dễ dàng khiến chúng ta gục ngã và bỏ cuộc. Trong những lúc này, chính sự kiên trì và lòng quyết tâm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi thứ và thành công. Giống như việc các bạn học sinh giải các bài toán theo nhiều cách khác nhau để tìm ra nhiều lời giải đúng. Hay như một nhà khoa học thực hành nhiều lần để tìm ra công thức chính xác. Dù phải chịu thất bại nhưng họ không nản lòng và tiếp tục kiên trì cố gắng nên đã được hưởng quả ngọt cuối mùa. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần vạch ra ranh giới rõ ràng giữa ước mơ và thực tế. Vì nếu chúng ta cố chấp vào những mục tiêu không chính xác, không phù hợp với khả năng của mình thì việc níu kéo sẽ chỉ khiến chúng ta thêm khổ mà thôi. Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” khiến chúng ta hiểu được tầm quan trọng và giá trị to lớn của lòng kiên trì, quyết tâm. Từ đó, giúp chúng ta có thêm hướng học tập và rèn luyện.
Học tốt nhaaaaa
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin