Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Thầy giáo tôi đã từng cho ra đời lí thuyết game rất hay, có khi cũng khá phức tạp. Đó cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng tôi. Theo lí thuyết của thầy giáo tôi, khi chơi game không đúng với thể loại, lứa tuổi phù hợp với mình sẽ gây ra các vấn đề như ảo tưởng, nghiện ngập, ảnh hưởng đến việc học và nguy hiểm nhất chính là nạp tiền vào game. Lúc chơi game yêu thích của mình, ai cũng muốn thắng. Các nhà phát hành lợi dụng điều ấy để mở những khu bán hàng ảo mua bằng tiền thật. Theo thầy giáo tôi, người ta nhờ một người chơi giỏi game ấy chơi với chúng ta. Ban đầu, họ thắng liên tục để khiến chúng ta muốn thắng và sẽ tìm đến những gian hàng kia để mua đồ. Sau khi mua đồ, chúng ta đấu tiếp với họ, họ giả vờ thừa để chúng ta tin vào món đồ ấy. Điều này sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần, dẫn đến việc tiền bạc của cải tạm biệt chủ nhân của chúng mà đi. Đến một mức độ nào đó, những người kia sẽ không biết gì về kiến thức. Từ đó, khó có thể gây dựng tương lai tốt cho đất nước. Nhưng chơi game cũng không hẳn là xấu. Nếu biết sắp xếp thời gian và thể loại dành cho game thì sẽ giúp tăng phản xạ, xả stress, kiếm tiền. Ý kiến của thầy rất giống của tôi. Bản thân tôi cũng biết rằng việc chơi game quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến học tập và sẽ dần bỏ quần các mối quan hệ bên ngoài, khiến cho mọi người trở nên lạnh nhạt với người chơi game nhiều. Đó mới chỉ là một phần tác hại của việc chơi game mà đã kha khá thế thì chắc chắn rằng không nên bỏ phí thời gian học tập để chơi game.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay, con người sẽ tiếp cận với nhiều thứ mới mẻ hơn thông qua internet. Một trong số những vấn đề chúng ta, đặc biệt là các em học sinh được tiếp cận chính là trò chơi điện tử.
Chúng ta không thể phủ nhận trò chơi điện tử với thiết kế rất sinh động dễ khiến người ta có cảm giác thích thú và say mê. Trò chơi điện tử cũng rèn luyện khả năng phản xạ cho tay, mắt,…và khả năng ngôn ngữ. Thông qua những trò chơi online, mỗi chúng ta có thể tăng cường giao lưu kết nối, mở rộng mối quan hệ xã hội,…
Có rất nhiều tác hại của trò chơi điện tử mà nguyên nhân chủ yếu nhất chính là do người chơi không kiểm soát, làm chủ được bản thân. Gia đình quản lí không chặt chẽ hoặc không có sự quan tâm thỏa đáng đến con em mình để các em thiếu thốn về mặt tinh thần nên đành tìm đến trò chơi điện tử. Nhà trường chưa chú trọng đến giáo dục kĩ năng sống ngoài kiến thức,...Tất cả những điều ấy khiến tệ nạn nghiện game đang ngày càng phổ biến.
Bản thân trò chơi điện tử (trừ những trò chơi mang tính chất bạo lực) là không xấu và thực ra trò chơi điện tử còn được coi như một môn thể thao trí óc. Tuy nhiên, người chơi đang biến trò chơi điện tử trở thành có hại. Thiết nghĩ, để khắc phục điều này, mỗi chúng ta cần cân nhắc lựa chọn cho mình những trò chơi hợp lí. Nhắc nhở mình chơi với mức độ vừa phải.
Hãy làm trò chơi điện tử trở nên thực sự văn minh và đúng với ý nghĩa của nó khi xuất hiện. Hãy để chúng ta sau này, mỗi khi nhắc đến trò chơi điện tử sẽ mang một thái độ tích cực chứ không phải là cái cau mày ác cảm.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin