I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
CHIẾU KHUYẾN DỤ HÀO KIỆT
(Năm Đinh vị (1427), Lê Thái tổ ở dinh Bồ-đề trên sông Lô. Xuất tự sử ký).
Hiện nay các thành đã phá, duy còn thành Đông-Quan là chưa hạ. Vì thế ta nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng. Vả bên cạnh ta chưa có được người tài. Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới đươc một hai. Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. Hoặc có người cao tiết như Tứ Hạo, Gia Độ, như Tử Phòng, cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành công rồi có muốn được thỏa chí xưa, lại về rừng núi thì ta cũng không ngăn giữ.
( Trích“Quân trung từ mệnh tập” rút từ “Nguyễn Trãi toàn tập”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.98)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Trong văn bản, Lê Lợi khuyên bảo các bậc hào kiệt điều gì?
Câu 3. Theo anh/chị lời lẽ nào của Lê Lợi trong văn bản được coi là sự chân thành, nhún nhường?
Câu 4. Anh/chị xác định nội dung của văn bản
Câu 5. Nêu hiệu quả của phép liệt kê được sử dụng trong câu văn sau: “Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới đươc một hai”
Câu 6. Qua văn bản, anh chị có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc trọng đãi người hiền tài?
Bảng tin