Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"
Đây là 2 câu thơ được trích từ thi phẩm "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh.
-"làn da ngăm rám nắng": miêu tả dáng hình của người dân vùng biển. Những dáng hình mang phong vị của biển: khỏe khoắn, vạm vỡ. Người làng chài quanh năm vất vả, vật lộn đầu sóng ngọn gió ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác "làn da ngăm rám nắng" đủ để thấy sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà người dân chài lưới phải đương đầu. Mặt khác đó cũng là một nét rất riêng, một điều gì đó trở thành cái "chất" của người miền biển
-"cả thân hình nồng thở vị xa xăm": Đây là hình ảnh nhân hóa+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
+ "thân hình nồng thở" gợi cho người đọc cảm giác như 1 giác hình đang phập phồng hơi thở, chân thực đến lạ kì.
+"vị xa xăm": Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang vị giác. "vị xa xăm" phải chăng là phong vị của biển. Ta tưởng như những dáng hình ấy nồng lên mùi biển, mằn mặn hương vị của chất muối biển. Hình ảnh người dân chài và biển như hòa làm một, tạo nên một người-biển hết sức chân thực, thân thiết.
=> 2 câu thơ đầy gợi cảm
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
` # Chớp# `
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ: “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
`-` BPTT : Ẩn dụ ( chuyển đổi cảm giác )
`@` Hình ảnh ẩn dụ : Cả thân hình nồng thở " vị xa xăm”
`@` Tác dụng : Nhấn mạnh hình ảnh của những dân chài vô đây thân hình đắm vị mặn, nồng hòa của biển khơi. Làm cho hình ảnh sáng tạo, độc đáo, hình ảnh gần gũi và thân thuộc với dân chài nơi đây cùng hòa chung với biển khơi và những vị tanh của hải sản.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin