0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
90
82
Câu 1/18: Văn nghị luận viết ra nhằm mục đích gì?
A Giúp cho người đọc ,người nghe hiểu được nội dung một câu chuyện.
B Xác lập cho người đọc ,người nghe một tư tưởng ,quan điểm nào đó.
C Thể hiện cảm xúc của con người đối với thế giới xung quanh.
D Trình bày cụ thể giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm.
Câu 2/18: Đọc đoạn văn trích sau đây: “Có thói quen tốt và thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ và khó sửa.”(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường) Hãy xác định câu nêu luận điểm trong đoạn văn trên.
A. Có thói quen tốt và thói quen xấu.
B. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa,luôn đọc sách…là thói quen tốt.
C. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu.
D. Nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ và khó sửa.
Câu 3/bài19: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?
A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm .
B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.
C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng ,quan điểm của người nói hoặc người viết.
D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.
Câu 4/19: Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ?
A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết
. B. Là lí lẽ ,dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm .
C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý.
D. Là nêu cảm xúc,suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm .
Câu 5/22: Nêu các bước cần phải thực hiện khi làm bài văn nghị luận chứng minh?
A. Có 4 bước:Tìm hiểu đề và tìm ý- Lập dàn bài –Viết bài- Đọc lại và sửa chữa.
B. Có 4 bước:Tìm hiểu đề và tìm ý - Đọc lại và sửa chữa - Lập dàn bài - Viết bài
C. Có 4 bước:Lập dàn bài - Tìm hiểu đề - Tìm ý -Viết bài.
D. Có 4 bước: Lập dàn bài – Viết bài – Tìm hiểu đề và tìm ý – Nộp bài .
Câu 6/24:Bài văn nghị luận cần phải có những yếu tố nào ?
A Luận điểm, luận cứ, lập luận
B. Luận điểm, luận cứ, dẫn chứng
C Luận điểm, lý lẽ, lập luận
D. Dẫn chứng, lí lẽ, lập luận .
Câu 7/25: Thế nào là chứng minh một vấn đề trong đời sống?
A Là làm cho hiểu rõ vấn đề chưa biết trong đời sống.
B Là đưa ra các bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ các vấn đề nêu ra.
C Là kể lại những sự việc quan trọng trong đời sống.
D Là nêu những suy nghĩ của mình về những vấn đề trong đời sống.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 1/ 19: Đọc đề văn sau đây nghị luận: “Không thể sống thiếu tình bạn.” Em hãy cho biết tính chất của đề văn trên là gì?
A. Đề có tính chất ca ngợi, giải thích
B. Đề có tính chất suy nghĩ ,bàn luận .
C. Đề có tính chất tranh luận , phản bác.
D. Đề có tính chất khuyên nhủ.
Câu 2/19: Đọc đề văn nghị luận sau đây: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.” Em hãy cho biết tính chất của đề văn trên là gì ?
A. Đề có tính chất ca ngợi ,giải thích.
B. Đề có tính chất suy nghĩ ,bàn luận.
C. Đề có tính chất tranh luận , phản bác.
D. Đề có tính chất khuyên nhủ.
Câu 3/bài20: Cho đề bài tập làm văn sau đây: Từ xưa nhân dân ta đã để lại câu ca dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước thì thương nhau cùng”. Em hãy cho biết cách ra đề nào sau đây là đề yêu cầu chứng minh ?
A. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao trên?
B. Hãy nêu cảm nghĩ của em về câu ca dao đó.
C. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề nêu ra trong câu ca dao trên.
D. Hãy cho biết ý nghĩa của vấn đề nêu ra trong câu ca dao trên
. Câu 4/ 20: Từ xưa nhân dân ta đã để lại câu tục ngữ : “Có công mài sắt có ngày nên kim” . Em hãy cho biết cách ra đề nào sau đây là cách ra đề chứng minh ?
A. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ trên.
B. Nêu cảm nghĩ của em về vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ trên.
C. Ýnghĩa vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ trên là gì?
D. Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu tục ngữ nêu trên.
Câu 5/20: Đọc câu văn sau đây: “Hôm nay trời mưa,chúng ta không đi chơi công viên nữa.” Hãy xác định kết luận trong câu văn trên.
A. Hôm nay trời mưa.
B. Chúng ta không đi chơi.
C. Trời mưa ,chúng ta không đi chơi.
D. Chúng ta không đi chơi công viên nữa.
Câu 6/20: Đọc câu văn sau đây: “Trời nóng quá, đi ăn kem đi.” Hãy xác định luận cứ trong câu văn trên.
A. Trời nóng quá.
C. Đi ăn kem đi
B. Hãy đi ăn kem.
D. Nóng quá.
Câu 7/25: Cho đề bài tập làm văn sau đây: Từ xưa nhân dân ta đã để lại câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề nêu ra trong câu tục ngữ trên. Đề văn trên thuộc loại đề gì? A. Đề văn nghị luận chứng minh.
B. Đề văn nghị luận giải thích.
C. Đề phát biểu cảm nghĩ.
D. Đề miêu tả.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin