Câu 20: Ba đình là tên gọi chung của ba làng
A. Thượng Phúc, Mậu Thịnh, Mỹ Khê. B. Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê.
C. Thọ Xương, Mậu Thịnh, Mỹ Khê. D. Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Hương Khê.
Câu 21: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Yên Thế thuộc tỉnh
A. Hưng Yên. B. Quảng Trị. C. Bắc Giang. D. Bắc Ninh.
Câu 22: “Bao giời người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của
A. Hoàng Hoa Thám. B. Trương Định. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 23: Chiến thắng Cầu giấy lần thứ nhất, quân ta đã giết được sỹ quan Pháp là
A. Pa-tơ-nôt. B. Giac-ni-ê. C. Hac-măng. D. Ri-vi-e.
Câu 24: Khới nghĩa Yên Thế chia làm mấy giai đoạn?
A. Bốn. B. Hai.
C. Năm. D. Ba.
Câu 25: Đâu không phải là mục tiêu để Pháp đánh vào Gia Định?
A. Tàu Pháp đi sâu vào nội địa.
B. Mở rộng đánh chiếm Bắc kỳ.
C. Mở rộng sang đánh chiếm Lào và Cam pu chia.
D. Chiếm nơi cung cấp lương thực của triều Nguyễn.
Câu 26: Hiệp ước đầu tiên giữa triều Nguyễn với thực dân Pháp là
A. hiệp ước Giáp Tuất. B. hiệp ước Nhâm Tuất.
C. hiệp ước Hác-măng. D. hiệp ước Pa-tơ-nôt.
Câu 27: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Đình là
A. Hoàng Hoa Thám. B. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
C. Phạm Bành, Đinh Công Tráng. D. Nguyễn Thiện Thuật.
Câu 28: Người Việt Nam đầu tiên đúc được súng trường theo kiểu Pháp là
A. Cao Thắng. B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng. D. Hoàng Hoa Thám.
Câu 29: Địa danh để thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là
A. Đà Nẵng. B. Hà Nội. C. Gia Định. D. Huế.
Câu 30: Ô Quan Chưởng là tên gọi khác của
A. Ô Cầu Giấy. B. Ô Chợ Dừa. C. Ô Cầu Dền. D. Ô Thanh Hà.
Câu 31: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam lấy cớ là để bảo vệ
A. Phật Giáo. B. Đạo Gia-tô. C. Hồi Giáo. D. Nho Giáo.
Câu 32: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê thuộc tỉnh
A. Hưng Yên. B. Quảng Bình. C. Bắc Ninh. D. Quảng Trị.
Câu 33: Người được triều Nguyễn cử vào Gia Định lãnh đạo nhân dân chống Pháp là
A. Nguyễn Thiện Thuật. B. Phan Đình Phùng.
C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 34: “Bình Tây đại nguyên soái” là danh hiệu nhân dân phong cho
A. Hoàng Hoa Thám. B. Nguyễn Trung Trực. C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 35: Người đã nhịn ăn và kiên quyết không để thực dân Pháp cứu chữa là
A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu.
C. Nguyễn Thiện Thuật. D. Phan Đình Phùng.
Câu 36: Người được triều Nguyễn cử vào Đã Nẵng lãnh đạo nhân dân chống Pháp là
A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Hoàng Diệu. D. Phan Đình Phùng.
Câu 37: Hiệp ước đánh dấu sự đầu hàng của triều Nguyễn với thực dân Pháp là
A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Hác-măng.
C. Hiệp ước Pa-tơ-nôt. D. Hiệp ước Giáp Tuất.
Câu 38: Lãnh đạo nhân dân Hà Nội chống thực dân pháp xâm lược lần thứ nhất là
A. Nguyễn Tri Phương. B. Hoàng Diệu.
C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Đình Phùng.
Câu 39: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế là
A. Phan Đình Phùng, Cao Thắng. B. Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
C. Nguyễn Thiện Thuật. D. Hoàng Hoa Thám.
Câu 40: Khởi nghĩa tiêu biểu nhất của Phong trào Cần Vương là
A. Ba đình. B. Hương Khê. C. Bãi Sậy D. Yên Thế