Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Chào em, em tham khảo gợi ý:
1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
2. Trong khổ thơ, từ "úa tàn" được dùng theo nghĩa chuyển, chỉ những người có hoàn cảnh khó khăn, khổ cực, thiếu sức sống.
3. Người hành khất phải xa lìa gia đình, quê hương để “tha phương cầu thực” nên nếu ai đó hỏi về nơi chôn rau cắt rốn chỉ càng khiến họ thêm nhớ thương, xót xa, buồn tủi, đau đớn.
4. Lời dặn dò của người cha với con thật giản dị mà sâu sắc. Những lời dặn dò ấy dạy bảo con phải biết yêu thương, sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống. Bởi không ai muốn mình rơi vào cảnh "tha phương cầu thực", phải "cậy nhờ", cúi xin người khác. Hơn nữa, cuộc đời luôn thay đổi "ai biết cơ trời vần xoay", điều tốt làm ở hiện tại sẽ "gieo nhân" cho tương lai. Trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn "Biết đâu nuôi bố sau này". Lời thơ gửi gắm quan niệm dân gian bao đời: "Ở hiền gặp lành".
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin