0
0
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau" ăn quả nhớ kẻ trồng cây" hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1. Mở bài: nêu yêu cầu của đề
2. Thân bài:
_ Giải thích:
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
_ Chứng minh:
+Tại sao cần phải ăn quả nhớ kẻ trông cây
+ Những hình ảnh, dẫn chứng chứng minh cho việc gìn giữ, phát huy đạo lí truyền thống tốt đẹp đó.
3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân.
Bài làm
Cha ông ta luôn đưa ra những bài học đạo lí tốt đẹp để răn dạy con cháu. Một trong số đó chính là lời nhắc nhở Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu tục ngữ đã gợi ra cho mỗi người nhiều suy nghĩ.
Ở đây, ta hiểu, ăn quả là chỉ người được hưởng thụ trái thơm, quả ngọt khi cây ra quả và chín. Còn trồng cây là người đã cày xới, vun trồng để cái cây đó lớn, phát triển. Vậy thì ăn quả có liên quan gì tới việc trồng cây? Ăn quả chính là ẩn dụ cho những người được hưởng thụ thành quả. Trồng cây là những người làm nên thành quả với bao khó nhọc để chúng ta được hưởng thụ và sống trong đủ đầy, may mắn.
Cần phải có thái độ ăn quả nhớ kẻ trồng cây vì ta chỉ là những người được hưởng thụ. Ta không cần khó nhọc ngày ngày để chăm bón, để vun trồng cái cây một cách mệt nhọc mà vẫn được hưởng thụ thành quả. Đồng thời, biết nhớ ơn người đã giúp đỡ, đã tạo dựng cho mình cuộc sống tốt đẹp cũng là thái độ sống đúng đắn, tích cực. Còn nếu cứ vô ơn, bạc bẽo thì ta quả là kẻ đáng trách, đáng lên án. Nhớ người trồng cây để từ đó chúng ta cũng không chỉ là người ăn quả nữa mà còn trồng cây, còn tạo dựng nên những giá trị sống ý nghĩa, tích cực để giúp đỡ những người xung quanh mình.
CHúng ta có thể bắt gặp nhiều hành động, việc làm minh chứng cho ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Chúng ta có những ngày như Thương binh liệt sĩ, Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà giáo Việt Nam… Tất cả những ngày lễ hiến chương đều góp phần khẳng định, tô điểm vẻ đẹp của đạo lí truyền thống và minh chứng tinh thần, tài hoa, khí phách của dân tộc VIệt Nam. Nhà nước ta với những sự ghi nhận công lao dành cho các chiến sĩ bộ đội, thương binh, bệnh binh cũng đều là sự thể hiện cao đẹp của lòng biết ơn, của thái độ sống ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Nó có trong từng hành động, từng việc làm và suy nghĩ của ta.
Chúng ta cần có trách nhiệm gìn giữ truyền thống đạo lí cao đẹp này. Đồng thời, ta cần lên án mọi hành vi đi ngược lại chân giá trị cũng như không minh chứng được thái độ trân trọng giá trị truyền thống. Mỗi người đều cần phải phát huy truyền thống đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây để phát triển bản thân mình cũng như xã hội.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Chào em, em tham khảo gợi ý:
Lòng biết ơn, thái độ trân trọng nghĩa tình người đi trước đã trở thành truyền thống quý báu của ông cha ta xưa. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Là học sinh, mỗi chúng ta phải luôn kế thừa và phát huy đạo lí tốt đẹp đó.
Đây là một lời răn dạy vô cùng sâu sắc của ông cha ta về thái độ sống, cách cư xử giữa người với người. Khi chúng ta ăn một trái cây chín mọng thì phải nhớ tới người có công vun xới cho cây trái đơm hoa kết quả. Nghĩa là ta phải biết ơn người đã trồng cây. Nói rộng hơn việc ăn quả, khi chúng ta hưởng thụ thành quả lao động như ăn một bát cơm ngon, mặc một tấm áo đẹp, dạo chơi trên đường ngát hương hoa,... chúng ta phải biết ơn những người đã đổ mồ hôi xương máu của mình để rồi chúng ta được nhận thành quả đó.
Lòng biết ơn, thái độ trân trọng đó đã trở thành một tiêu chuẩn đạo đức của người Việt Nam, đã trở thành một truyền thống. Câu tục ngữ khác “Uống nước nhớ nguồn” hay “Uống nước nhớ người đào giếng” cũng nói về tinh thần đó.
Trong gia đình, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, những người đã có công dưỡng dục chúng ta nên người từ thuở còn nằm trong nôi. Cha mẹ đã dạy bảo chúng ta phải biết ơn qua các câu hát ru:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lòng biết ơn đó còn thể hiện ở những ngày cúng lễ tổ tiên. Những người con, người cháu dâng lên bàn thờ tổ tiên những thứ lễ vật với tấm lòng thành kính của mình.
Lòng biết ơn, đạo lí thủy chung là bổn phận của mỗi chúng ta trong đời sống. Lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải là hành động thiết thực. Các lễ hội lần lượt diễn ra hằng năm càng nói lên điều đó. Hội đền Hùng để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công gây dựng lên đất nước, Hội đền Gióng để tưởng nhớ tới người tráng sĩ làng Gióng đã đánh giặc Ân bảo vệ đất nước.
Nhà nước ta còn có các ngày lễ kỉ niệm: Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày Quốc tế phụ nữ để tôn vinh những người thầy đã dạy dỗ ta nên người, những người phụ nữ đã hi sinh tất cả cho gia đình và cho đất nước. Mặc dù đã qua ngày 27/2, Ngày Thầy thuốc Việt Nam nhưng chúng ta hãy nghĩ lại thời điểm đó một năm trước, khi đại dịch SARS đang hoành hành. Những người bác sĩ đó không sợ căn bệnh chết người mà vẫn lao vào chăm sóc những người bị bệnh. Đã có những bác sĩ, những y tá hi sinh khi chăm sóc cho bệnh nhân. Chính vì thế chúng ta phải biết ơn những người đó. Nhà nước ta còn có các phong trào để đền ơn đáp nghĩa, xây nhà tình nghĩa cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Những hành đó không chỉ là phong trào mà còn là bài học cho mỗi con người.
Học sinh chúng ta cũng đã góp phần không nhỏ trong phong trào chung như đi thăm các bà mẹ anh hùng, quyên góp quỹ “Áo lụa tặng bà” và gần đây là quyên góp tiền “Vì Điện Biên thân yêu” nhân kỉ niệm năm mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Chúng ta phải có ý thức giữ gìn bảo vệ truyền thống tốt đẹp ấy. Cũng từ đó ta hiểu rằng cha mẹ, thầy cô là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì thế ta phải làm đúng bổn phận của người con trong gia đình, người học trò ngoan. Đó là thể hiện lòng biết ơn tới mọi người đã chăm sóc, dạy dỗ mình. Đó là một hành động đẹp của thế hệ trẻ ngày nay.
Câu tục ngữ trên giúp chúng ta hiểu rõ đạo lí làm người. Ta càng hiểu sâu sắc hơn vai trò và trách nhiệm của mình đối với nhân dân và đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin