0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1
2
1. Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành.Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.
2. Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
Ý nghĩa:
Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
3. Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước măt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân , hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vường hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cánh mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.
4. Đó là đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Đoạn thơ thuộc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1)hoàn cảnh sáng tác: vào năm 1976 sau khi cuộc kháng chống mỹ kết thúc thắng lợi đất nước vẻ vang
2)hình ảnh cây tre được nhắc đến trong các câu thơ sau:
Đã thấy trong xe hàng tre bát ngát
Ôi! hàng tre xanh xanh việt nam
Ý nghĩa: cây tre giống Như bác vậy ,cây tre biểu tượng cho sự cứng cỏi của nhân dân
3) tác giả đã rất hào hứng mong chờ được vào miền Nam để thăm lăng bác . thấy trong sẽ hàng tre bát ngát ,tác giả cảm nhân được sự gần gũi và sức sống.ôi hàng tre xanh xanh việt nam cho thấy tác giả thấy niềm tự hào vui vẻ phấn khởi .mong muốn được thăm lang bác
4) một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Tác giả: thành Hải
Tác phẩm: mùa xuân nho nhỏ
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin