Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Năm 1920, sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường đi theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục học tập và tìm cách truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào trong nước, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.
1. Về tư tưởng:
- Người viết báo “Người cùng khổ”, viết bài cho các báo “Đời sống công nhân” của Tổng liên đoàn lao động Pháp, báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp và cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này được bí mật truyền về Việt Nam.
- Các hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên như: Mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng. Sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước, xuất bản báo “Thanh niên”. Năm 1927 xuất bản sách “Đường cách mệnh”. Tất cả các sách báo trên được bí mật truyền về trong nước.
- Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ. Việc làm này góp phần thực hiện kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Về tổ chức:
- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các nước thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin đến các dân tộc thuộc địa.
- Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), lấy tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
⟹ Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng nước ta. Đây là một tổ chức trung gian để tiến tới thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Câu 2:
Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản đã đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.
- Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:
+ Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929).
+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929)
+ Ở trung Kỳ: sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản trên đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).
Câu 3:Như vậy trong một thời gian ngắn ở Việt Nam đã xuất hiện 3 tổ chức Cộng Sản Đảng. Sự ra đời của 3 tổ chức này phản ánh xu thế thành lập Đảng là tất yếu của phong trào cách mạng Việt Nam. Các tổ chức này đã nhanh chóng gây dựng cơ sở ở nhiều địa phương và trực tiếp tổ chức lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng góp phần cho phong trào công nhân với phong trào nông dân chống thuế, phong trào bãi khoá của học sinh, bãi thị của tiểu thương… Vì vậy làm cho làn sóng đấu tranh dân tộc dân chủ phát triển. Tuy nhiên sự tồn tại của 3 tổ chức này và hoạt động biệt lập của nó đã dẫn tới sự chia rẽ lớn của phong trào cách mạng Việt Nam do đó yêu cầu thành lập Đảng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Câu 4:
Các tổ chức Cộng sản sau khi ra đời đã có nhiều hoạt động tích cực như:
+ Nhanh chóng xây dựng các cơ sở Đảng tại nhiều địa phương.
+ Trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
+ Làn sóng đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ của quần chúng nhân dân diễn ra ngày càng sôi nổi.
- Các tổ chức Cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưỡng lẫn nhau.
⟹ Tình hình trên đặt ra yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước, có đường lối, chính sách đúng đắn để lãnh đạo cách mạng Việt Nam phát triển và đi đến thắng lợi về sau.
=> Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là yêu cầu bức thiết về tổ chức để đảm bảo cho cách mạng Việt Nam phát triển từ năm 1930 về sau.
Câu 5:
Từ năm 1931, Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Thực dân Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay thi hành chính sách khủng bố cực kì tàn bạo. Nhiều chiến sĩ cộng sản, hàng vạn người yêu nước bị bắt, bị giết hoặc bị tù đầy. Các cơ quan lãnh đạo của đảng ở trung ương và địa phương lần lượt bị phá vỡ.
* Đảng ta đã kịp thời chuyển vào hoạt động bí mật để củng cố lực lượng:
- Tổ chức cơ sở đảng trong nhà tù vẫn bí mật hoạt động. Các đảng viên cộng sản và những người yêu nước vẫn nêu cao khí phách kiên cường, bất khuất, kiên trì đấu tranh bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, biến nhà tù thành trường học cách mạng và vẫn tìm cách liên hệ với cơ sở Đảng ở bên ngoài. Số đảng viên còn lại ở bên ngoài cũng âm thầm tìm cách gây dựng lại các tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng.
- Các tổ chức cơ sở của đảng ở các địa phương vẫn tồn tại và kiên trì bám chắc quần chúng để hoạt động, đồng thời lợi dụng các tổ chức công khai, hợp pháp của kẻ thù để đẩy mạnh đấu tranh. Tại các thành phố Hà Nội, Sài Gòn, một số đảng viên cộng sản đã tranh thủ các khả năng đấu tranh hợp pháp để ra tranh cử vào các hội đồng thành phố, lợi dụng diễn đàn công khai để tuyên truyền cổ động quần chúng theo các khẩu hiệu của Đảng. Khắp nơi trong nước, phong trào đã dần dần được khôi phục.
- Đến tháng 3-1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) để củng cố tổ chức, chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin