0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
28
19
Hà Nội, ngày ... tháng ...năm 20....
Các chú kính mến!
Cháu xin tự giới thiệu, cháu là .............., học sinh lớp 11A13 của trường THPT Lê Lợi – Hà Nội. Hôm nay cháu viết thư này để gửi đến các chú những tình cảm chân thành từ sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu. Cháu kính chúc các chú luôn dồi dào sức khỏe, tràn đầy nhiệt huyết, vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương! Cháu hi vọng lá thư nhỏ bé này sẽ là chiếc cầu nối giữa các chú và cháu – những con người chưa từng gặp mặt nhưng cùng chung dòng máu Tiên – Rồng.
Cháu đoán rằng khi cầm trên tay lá thư này, các chú sẽ hỏi: “Không biết chủ nhân của nó là một cậu bé như thế nào nhỉ”, và thắc mắc tại sao cháu lại viết thư cho các chú. Các chú biết không, đã từ lâu cháu rất ngưỡng mộ các chú. Hãy cho phép cháu trở thành một người bạn nhỏ của các chú và bộc bạch tâm sự với các chú, được không ạ?
Các chú kính mến! Cháu là một đứa trẻ rất yêu biển. Từ nhỏ cháu đã luôn ao ước có dịp đi tàu, ngắm nhìn đại dương bao la, vô tận, và có những phút giây thư thái, yên tĩnh bên biển, rời xa khỏi chốn thị thành ồn ã trong chốc lát. Lớn lên một chút, cháu hiểu rằng sự an bình ấy không phải tự nhiên mà có. Biết bao nhiêu máu xương đã đổ xuống vì vẻ đẹp của biển quê hương, vì độc lập, chủ quyền dân tộc:
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Mỗi lần đọc những câu thơ trên trong bài “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, cháu lại thao thức nghĩ về biển đảo, về Hoàng Sa, Trường Sa thân thương của chúng ta.
Ông cha ta ngàn năm trước đã từng lên rừng, xuống biển để khai phá, xây dựng non nước này. Và biển – đảo là một phần gia tài mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc công sức gìn giữ và truyền lại cho con cháu hôm nay. Để bảo vệ gia tài ấy, nhiều người lính đã ngã xuống giữa biển trời mênh mông. Cháu từng được nghe kể về trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Hải quân của ta đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống lại tàu chiến của nước ngoài khi chúng ngang nhiên, bất ngờ tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy tàu vận tải và đánh chiếm một số đảo của nước ta. Cháu vô cùng thương tiếc và cảm phục những anh hùng, liệt sỹ ấy. Sự hi sinh thầm lặng và quả cảm của các chiến sĩ giúp cháu nhận ra một điều: Sự sống cá nhân luôn là điều quý giá, nhưng sự tồn vong của đất nước còn quan trọng hơn rất nhiều. Những người lính đảo đã sẵn sàng đánh đổi thanh xuân và sinh mạng để có được đất nước toàn vẹn như ngày hôm nay. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với đất nước, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
Những lời thề sông núi ấy cùng những giọt máu hoà vào nước biển mặn mòi sẽ mãi nhắc nhở chúng cháu phải tiếp nối truyền thống, giữ gìn từng tấc đất, từng vùng biển, vùng trời quê hương.
Hiện tại, chúng cháu vẫn rất may mắn được có cuộc sống thanh bình, vui tươi nơi đất liền. Đó là vì có các chú đang tiếp tục canh giữ nơi đảo xa. Ở nơi bốn bề sóng vỗ mênh mang, các chú chắc hẳn gặp nhiều vất vả, thiếu thốn, âu lo lắm đúng không ạ? Ăn một miếng cũng “đắng lòng vì Tổ quốc”, ngủ một, hai canh cũng trằn trọc giữa đêm thâu. Đến cả việc gọi một cuộc điện thoại hỏi thăm gia đình hay nhận một lá thư dạt dào yêu thương nơi đất liền cũng đầy trở ngại. Ở ngoài đảo, các chú sao mà tránh khỏi cảm giác xót xa khi nghĩ về người mẹ già tóc bạc, làm sao mà không chạnh lòng khi nhớ đến vợ con đang ngày ngày ngóng trông. Không những thế, các chú còn phải hàng ngày chống lại rất nhiều thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, đối mặt với sự hiểm nguy tới tính mạng. Thế nhưng chính những cái siết tay thắm tình đồng chí, những tiếng hát đồng đội và lòng yêu Tổ quốc đã xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người lính, phải không các chú? Bao gian khổ thế mà các chú vẫn luôn giữ ý chí kiên cường. Cháu thật sự khâm phục tinh thần thép của các chú. Cháu tin rằng dẫu trải bao gian nan thì các chú cũng không hề nản lòng, mà ngược lại, càng thêm tự hào về công việc mình đang làm. Các chú yêu quý, thay mặt cho những người con đặc biệt, cháu cảm ơn các chú rất nhiều. Cứ mường tượng ra hình ảnh các chú chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu lại trào dâng niềm biết ơn vô hạn, niềm ngưỡng mộ và lòng tin yêu vô bờ bến! Dáng đứng hiên ngang, đầy kiêu hãnh giữa sóng gió đại dương của các chú sẽ mãi ghi tạc trong tâm hồn lớp trẻ chúng cháu như một biểu tượng của sự can trường. Những đứa trẻ như chúng cháu, sinh ra không biết đến khói lửa chiến tranh, không biết bom đạn hay đói khổ là gì, chỉ biết quá khứ dân tộc qua trang sách sử, qua báo đài. Và giờ đây, khi xem những thước phim tài liệu về cuộc sống nơi đảo xa, chứng kiến nghị lực phi thường của các chú, cháu đã hiểu thấu hơn giá trị của sự dâng hiến, hi sinh. Cháu ước mong được một lần ra thăm các chú trên đảo, được trực tiếp nói lời cảm ơn các chú, cùng các chú gấp hạc giấy, thả những vòng hoa xuống dòng nước, tỏ lòng kính trọng, tưởng nhớ tới những người chiến sĩ đã ra đi…
Cháu mong các chú tiếp tục cố gắng chiến đấu và canh giữ biển đảo quê hương ta. Chúng cháu tin tưởng rằng các chú sẽ bảo vệ biển đảo tới cùng, không để cho ai xâm phạm vào hình chữ S thiêng liêng, xâm phạm vào phần đất ruột thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng cháu cũng xin hứa sẽ cùng các chú cống hiến hết mình để dựng xây đất nước giàu đẹp, trường tồn.
Các chú kính mến! Cháu từng đọc được một câu danh ngôn đại ý rằng: Bạn không hề cô độc giữa thế gian nếu luôn được sống trong cõi nhớ của người khác. Các chú hãy vững tâm, kiên định với lí tưởng vì những người ở hậu phương luôn nhớ tới các chú và đồng hành với các chú trong công cuộc bảo vệ đất nước. Từ nơi đất liền, chúng cháu có rất nhiều hoạt động để hướng về biển đảo. Trường THPT Lê Lợi – Hà Nội của chúng cháu hàng năm, vào ngày 22/12 – ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đều tổ chức cuộc thi hát Quốc ca. Cuộc thi đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng biết ơn các thế hệ cha anh. Trong các buổi chào cờ, chúng cháu được nghe thầy cô giáo nói về ý nghĩa ngày 22/12, được tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, về các chiến công của Quân Đội nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng. Đặc biệt, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm nay, trường chúng cháu quyết định gửi 500 lá cờ Tổ quốc và những lá thư ắp đầy tình cảm dành tặng các chú. Trong mỗi sắc cờ đỏ thắm là niềm tin, hi vọng chứa chan; trong mỗi lá thư là hàng ngàn nụ hôn, vòng tay ấm mà chúng cháu muốn gửi qua trùng khơi tới hải đảo xa xôi. Cháu mong rằng các chú sẽ đón nhận tình cảm của chúng cháu và cảm thấy ấm lòng.
Cuối cùng, cháu đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các chú ngàn lời yêu thương. Mong các chú thật khỏe mạnh để luôn chắc tay súng bảo vệ, vùng biển Tổ Quốc. Cháu chúc các chú luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cháu cũng kính nhờ các chú gửi lời hỏi thăm tới các bạn học sinh đang sinh sống, học tập trên đảo Trường Sa – những công dân đặc biệt của Tổ quốc Việt Nam.
Cháu mong thư của các chú và các bạn học sinh trên đảo! Hẹn gặp các chú vào một ngày không xa.
Cháu của các chú
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
6
3
Đáp án:
Hà Nội, ngày ... tháng ...năm 20....
Các chú kính mến!
Cháu xin tự giới thiệu, cháu là .............., học sinh lớp 11A13 của trường THPT Lê Lợi – Hà Nội. Hôm nay cháu viết thư này để gửi đến các chú những tình cảm chân thành từ sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu. Cháu kính chúc các chú luôn dồi dào sức khỏe, tràn đầy nhiệt huyết, vững tay súng bảo vệ biển đảo quê hương! Cháu hi vọng lá thư nhỏ bé này sẽ là chiếc cầu nối giữa các chú và cháu – những con người chưa từng gặp mặt nhưng cùng chung dòng máu Tiên – Rồng.
Cháu đoán rằng khi cầm trên tay lá thư này, các chú sẽ hỏi: “Không biết chủ nhân của nó là một cậu bé như thế nào nhỉ”, và thắc mắc tại sao cháu lại viết thư cho các chú. Các chú biết không, đã từ lâu cháu rất ngưỡng mộ các chú. Hãy cho phép cháu trở thành một người bạn nhỏ của các chú và bộc bạch tâm sự với các chú, được không ạ?
Các chú kính mến! Cháu là một đứa trẻ rất yêu biển. Từ nhỏ cháu đã luôn ao ước có dịp đi tàu, ngắm nhìn đại dương bao la, vô tận, và có những phút giây thư thái, yên tĩnh bên biển, rời xa khỏi chốn thị thành ồn ã trong chốc lát. Lớn lên một chút, cháu hiểu rằng sự an bình ấy không phải tự nhiên mà có. Biết bao nhiêu máu xương đã đổ xuống vì vẻ đẹp của biển quê hương, vì độc lập, chủ quyền dân tộc:
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
Mỗi lần đọc những câu thơ trên trong bài “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, cháu lại thao thức nghĩ về biển đảo, về Hoàng Sa, Trường Sa thân thương của chúng ta.
Ông cha ta ngàn năm trước đã từng lên rừng, xuống biển để khai phá, xây dựng non nước này. Và biển – đảo là một phần gia tài mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc công sức gìn giữ và truyền lại cho con cháu hôm nay. Để bảo vệ gia tài ấy, nhiều người lính đã ngã xuống giữa biển trời mênh mông. Cháu từng được nghe kể về trận chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988. Nhiều cán bộ, chiến sĩ Hải quân của ta đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống lại tàu chiến của nước ngoài khi chúng ngang nhiên, bất ngờ tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy tàu vận tải và đánh chiếm một số đảo của nước ta. Cháu vô cùng thương tiếc và cảm phục những anh hùng, liệt sỹ ấy. Sự hi sinh thầm lặng và quả cảm của các chiến sĩ giúp cháu nhận ra một điều: Sự sống cá nhân luôn là điều quý giá, nhưng sự tồn vong của đất nước còn quan trọng hơn rất nhiều. Những người lính đảo đã sẵn sàng đánh đổi thanh xuân và sinh mạng để có được đất nước toàn vẹn như ngày hôm nay. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu mãnh liệt với đất nước, đúng như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
Những lời thề sông núi ấy cùng những giọt máu hoà vào nước biển mặn mòi sẽ mãi nhắc nhở chúng cháu phải tiếp nối truyền thống, giữ gìn từng tấc đất, từng vùng biển, vùng trời quê hương.
Hiện tại, chúng cháu vẫn rất may mắn được có cuộc sống thanh bình, vui tươi nơi đất liền. Đó là vì có các chú đang tiếp tục canh giữ nơi đảo xa. Ở nơi bốn bề sóng vỗ mênh mang, các chú chắc hẳn gặp nhiều vất vả, thiếu thốn, âu lo lắm đúng không ạ? Ăn một miếng cũng “đắng lòng vì Tổ quốc”, ngủ một, hai canh cũng trằn trọc giữa đêm thâu. Đến cả việc gọi một cuộc điện thoại hỏi thăm gia đình hay nhận một lá thư dạt dào yêu thương nơi đất liền cũng đầy trở ngại. Ở ngoài đảo, các chú sao mà tránh khỏi cảm giác xót xa khi nghĩ về người mẹ già tóc bạc, làm sao mà không chạnh lòng khi nhớ đến vợ con đang ngày ngày ngóng trông. Không những thế, các chú còn phải hàng ngày chống lại rất nhiều thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, đối mặt với sự hiểm nguy tới tính mạng. Thế nhưng chính những cái siết tay thắm tình đồng chí, những tiếng hát đồng đội và lòng yêu Tổ quốc đã xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người lính, phải không các chú? Bao gian khổ thế mà các chú vẫn luôn giữ ý chí kiên cường. Cháu thật sự khâm phục tinh thần thép của các chú. Cháu tin rằng dẫu trải bao gian nan thì các chú cũng không hề nản lòng, mà ngược lại, càng thêm tự hào về công việc mình đang làm. Các chú yêu quý, thay mặt cho những người con đặc biệt, cháu cảm ơn các chú rất nhiều. Cứ mường tượng ra hình ảnh các chú chịu nắng, chịu gió để bảo vệ Trường Sa, lòng cháu lại trào dâng niềm biết ơn vô hạn, niềm ngưỡng mộ và lòng tin yêu vô bờ bến! Dáng đứng hiên ngang, đầy kiêu hãnh giữa sóng gió đại dương của các chú sẽ mãi ghi tạc trong tâm hồn lớp trẻ chúng cháu như một biểu tượng của sự can trường. Những đứa trẻ như chúng cháu, sinh ra không biết đến khói lửa chiến tranh, không biết bom đạn hay đói khổ là gì, chỉ biết quá khứ dân tộc qua trang sách sử, qua báo đài. Và giờ đây, khi xem những thước phim tài liệu về cuộc sống nơi đảo xa, chứng kiến nghị lực phi thường của các chú, cháu đã hiểu thấu hơn giá trị của sự dâng hiến, hi sinh. Cháu ước mong được một lần ra thăm các chú trên đảo, được trực tiếp nói lời cảm ơn các chú, cùng các chú gấp hạc giấy, thả những vòng hoa xuống dòng nước, tỏ lòng kính trọng, tưởng nhớ tới những người chiến sĩ đã ra đi…
Cháu mong các chú tiếp tục cố gắng chiến đấu và canh giữ biển đảo quê hương ta. Chúng cháu tin tưởng rằng các chú sẽ bảo vệ biển đảo tới cùng, không để cho ai xâm phạm vào hình chữ S thiêng liêng, xâm phạm vào phần đất ruột thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng cháu cũng xin hứa sẽ cùng các chú cống hiến hết mình để dựng xây đất nước giàu đẹp, trường tồn.
Các chú kính mến! Cháu từng đọc được một câu danh ngôn đại ý rằng: Bạn không hề cô độc giữa thế gian nếu luôn được sống trong cõi nhớ của người khác. Các chú hãy vững tâm, kiên định với lí tưởng vì những người ở hậu phương luôn nhớ tới các chú và đồng hành với các chú trong công cuộc bảo vệ đất nước. Từ nơi đất liền, chúng cháu có rất nhiều hoạt động để hướng về biển đảo. Trường THPT Lê Lợi – Hà Nội của chúng cháu hàng năm, vào ngày 22/12 – ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đều tổ chức cuộc thi hát Quốc ca. Cuộc thi đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng biết ơn các thế hệ cha anh. Trong các buổi chào cờ, chúng cháu được nghe thầy cô giáo nói về ý nghĩa ngày 22/12, được tìm hiểu về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, về các chiến công của Quân Đội nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng. Đặc biệt, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm nay, trường chúng cháu quyết định gửi 500 lá cờ Tổ quốc và những lá thư ắp đầy tình cảm dành tặng các chú. Trong mỗi sắc cờ đỏ thắm là niềm tin, hi vọng chứa chan; trong mỗi lá thư là hàng ngàn nụ hôn, vòng tay ấm mà chúng cháu muốn gửi qua trùng khơi tới hải đảo xa xôi. Cháu mong rằng các chú sẽ đón nhận tình cảm của chúng cháu và cảm thấy ấm lòng.
Cuối cùng, cháu đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các chú ngàn lời yêu thương. Mong các chú thật khỏe mạnh để luôn chắc tay súng bảo vệ, vùng biển Tổ Quốc. Cháu chúc các chú luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cháu cũng kính nhờ các chú gửi lời hỏi thăm tới các bạn học sinh đang sinh sống, học tập trên đảo Trường Sa – những công dân đặc biệt của Tổ quốc Việt Nam.
Cháu mong thư của các chú và các bạn học sinh trên đảo! Hẹn gặp các chú vào một ngày không xa.
Cháu của các chú
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin