Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
130
67
Câu 1 Nêu khái niệm phân hóa học, phân hữu cơ, phân vi sinh
Phân hữu cơ:
Phân hữu cơ phân giải hình thành chất mùn, tăng sự kết dính của kết cấu đất. Nhờ kết cấu tốt mà đất trở nên tơi xốp, thông thoáng, tăng khả năng giữ dinh dưỡng và nước, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển
Phân hóa học:
Phân hóa học hay phân vô cơ là những hóa chất chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây được bón vào cây nhằm tăng năng suất, có các loại phân bón hóa học chính: phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.
Phân vi sinh:
+ Phân vi sinh vật chứa vi sinh vật sống
+ Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng
+ Bón phân vi sinh vật không làm hại đất.
Vì sao bón phân hữu cơ cho hiệu quả chậm, khi bón phân hữu cơ cần lưu ý gì?
Phân chuồng phân rác phân xanh phân vi sinh vật phân hữu cơu
Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ rác thài sinh hoạt và phế thải nông nghiệp đã kế thừa được phương pháp ủ phân truyền thống của bà con nông dân. Tuy nhiên, phương pháp này được ứng dụng công nghệ mới- công nghệ xử lý rác thải bằng vi sinh yếm khí. Nhờ đó, rút ngắn thời gian ủ từ trên 6 tháng xuống còn 1,5 đến 2 tháng mà vẫn đảm bảo chất lượng của phân khi sử dụng.
Việc sản xuất phân hữu cơ từ rác thải không những tạo ta được một loại phân hữu cơ sinh học có chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp sạch mà còn góp phần nâng cao ý thức vệ sinh môi trường sống ở khu dân cư, giảm khối lượng rác hữu cơ chôn lấp, tiết kiệm chi phí xử lý rác thải và góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng.
lưa ý :Những điều cần lưu ý khi bón vôi cho cây trồng, đất trồng7/17/2019 9:44:00 AMTrong quá trình canh tác bà con nông dân thường sử dụng vôi để khử tác hại của mặn, chống chua đất, ức chế sự phát triển của nấm bệnh,…
Trong quá trình canh tác bà con nông dân thường sử dụng vôi để khử tác hại của mặn, chống chua đất, ức chế sự phát triển của nấm bệnh,… Nhưng không phải ai cũng biết sử dụng vôi nào, bón bao nhiêu vôi, thời điểm bón, cách bón như thế nào là phù hợp với cây trồng, có lợi cho cây trồng
Câu 2 Thế nào là keo đất? Nêu cấu tạo của keo đất?
Keo đất là những phần tử có kích thước khoảng dưới 1μm1μm, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù ( trạng thái lơ lửng trong nước)
Cấu tạo của keo đất:
Mỗi hạt keo có một nhân. Lớp phần tử nằm phía ngoài của nhân phân li thành các ion và tạo ra các lớp ion quyết định điện. Nếu lớp này mang điện tích âm thì keo mang điện âm. Nếu lớp này mang điện tích dương thì keo mang điện dương.
Phần ngoài lớp ion quyết định điện là lớp ion bù (gồm 2 lớp: lớp ion bất động và lớp ion khuyếch tán) mang điện trái dấu với lớp ion quyết định điện.
Thế nào là phản ứng dung dịch của đất
+Phản ứng dung dịch đất giúp cây hút dung dịch đất, giúp đất giữ lại chất dinh dưỡng trong đất.
Nêu một số ví dụ có ý nghĩa thực tế của phản ứng dung dịch đất
+Khi bón phân thì phải tưới nước tạo dung dịch đất để cây hút chất dinh dưỡng.
ý nghĩa:
⇒Dựa vào tính chất của đất ta có những biện pháp cải tạo đất, chọn cây trồng cho phù hợp nhất với đất như bón vôi, phân hữu cơ, phân hoá học hợp lý làm giảm độ chua. Bón phân chua sinh lý (NH4)2SO4, K2SO4, thạch cao làm giảm kiềm
Câu 3
* Ảnh hưởng và ví dụ (chung):
- Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu bệnh là tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Vì vậy cần xử lí hạt giống và cây con trước khi gieo trồng. Chọn giống có khả năng kháng sâu bệnh
- Bón nhiều đạm làm cho bô lá phát triển, tăng khả năng nhiễm bệnh. Vì vậy cần bón phân hợp lí, cân đối giữa NPK
- Chế độ chăm sóc mất cân đối giữa nước và phân bón có thể làm sâu bệnh phát triển mạnh
- Ngập úng làm cho cây giảm khả năng chống chịu. Cây trồng bị thương tổn do chăm sóc là tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển. Do đó, sau khi chăm sóc, xới xáo, phải tiêu nước và bón phân cây trồng tăng khả năng kháng bệnh
Câu 4 Cho biết các nguồn sâu, bệnh hại cây trồng.
Nguồn sâu bệnh hại có ở :
+ Có sẵn trên đồng ruộng
+ Quá trình sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu dẫn đến nguồn sau bệnh hại.
Ví dụ:
1) Trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại.
2) Bào tử của nhiều loại bệnh tiềm ẩn trong đất, trong bụi cây, bờ ruộng.
Cần có biện pháp gì để ngăn chặn và tác dụng của các biện pháp
Biện pháp điều hòa:
Vừa giữ dịch bệnh phát triển ở mức nhất định và cũng giữ cân bằng hệ sinh thái nữa. Vì chỉ cần thay đổi một thành phần trong hệ sinh thái cũng dẫn đến mất cân bằng cả một hệ sinh thái.
VD: Thiên địch của sâu là loài chim nào đó, bạn loại bỏ sâu thì nguồn thức ăn của chim sẽ ít đi, số lượng chim cũng ít đi, không chỉ thế, loài chim này có thể sẽ bắt đầu tăng dần lượng ăn lên số thức ăn còn lại của nó...vân vân và mây mây...Hoặc như trong hình
#Trung#
#Chúc Bạn Học Tốt
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin