4
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Câu 1:a) *nguyên nhân, sự ra đời của phong trào của Xô Viết Nghệ Tĩnh:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế Việt Nam tiêu điều, sơ xác, đời sống của nhân dân lao động hết sức cơ cực. Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách ”khủng bố trắng” hòng dập tắt phong trào cách mạng. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp càng nung nấu lòng căm thù, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta.
- Mâu thuẩn xã hội gay gắt (dân tộc Việt Nam > < thực dân Pháp, nông dân > < địa chủ phong kiến). Đó là nguyên nhân sâu sa và trực tiếp đưa đến cao trào cách mạng (1930 - 1931)
- Ảnh hưởng của phong trào Cách mạng quốc tế đối với Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do.
* Mở rộng : Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân Đảng ra đời và lãnh đạo là nguyên nhân cơ bản và quyết định nhất là chủ yếu và quyết định nhất. Bởi vì, nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì mâu thuẩn lúc đó nhiều nhất cùng chỉ dẫn đến những cuộc đấu tranh nhỉ, lẻ tẻ, tự phát, không thể trở thành một cao trào tự giác (1930 - 1931).
* Hoạt động cụ thể:
Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, bao gồm:
+ Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.
+ Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.
* Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
* Ý nghĩa lịch sử
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
- Khối liên minh công nông hình thành.
- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này .
- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế .
- Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
b) Phong trào ở Nghệ Tĩnh, Hà Tĩnh:
- Tháng 9/1930 phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) … được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng .
- Tiêu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12/09/1930 với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc !”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km. Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người. Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã .
- Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân làm chủ vận mệnh, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền: Xô viết Nghệ - Tĩnh.
c) Điểm mới của phong trào so với các phong trào khác:
- Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931, một sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam; khẳng định mối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam trong tiến trình đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 90 năm sau, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Xô viết Nghệ - Tĩnh vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự.
d)*Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương
->Đảng Cộng sản Đông Dươn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
e)Bởi vì:
Ngay sau khi ra đời vào ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt tay vào việc lãnh đạo, quy tụ sức mạnh của quần chúng và phát động cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta trong cả nước, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
//Phần đọc thêm//
“Tuy đế quốc đã dập tắt phong trào trong một biển máu, nhưng Xô viết Nghệ- Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này…” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Ngày 01/5/1930, nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động, tổ chức đảng ở nhiều địa phương trong cả nước đã lãnh đạo quần chúng nhân dân treo cờ Đảng, rải truyền đơn, tổ chức mít-tinh, biểu tình, tuần hành thị uy… đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân; giảm sưu, giảm thuế cho nông dân. Đặc biệt, từ tháng 9/1930, cuộc đấu tranh của quần chúng đã phát triển đến đỉnh cao trong phạm vi toàn quốc, quyết liệt nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 3.000 nông dân huyện Nam Đàn (Nghệ An) ngày 30/8/1930 và cuộc đấu tranh của 3.000 nông dân huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) ngày 7/9/1930 đã làm cho kẻ địch hoang mang, lo sợ.
Trong lúc thực dân Pháp đang bối rối, ngày 12/9/1930 nổ ra cuộc biểu tình của 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh. Sau khi nghe tiếng trống hiệu lệnh phát ra từ đình làng Xuân Hòa, lập tức tiếng trống, mõ, chiêng đồng từ làng này đến làng khác đồng loạt hưởng ứng, liên hoàn, thôi thúc quần chúng lao động xuống đường. Cuộc đấu tranh sau đó còn có sự tham gia của nông dân tổng Nam Kim (Nam Đàn) và công nhân Vinh-Bến Thuỷ. Đoàn biểu tình gồm có bốn cánh quân: Cánh quân thứ nhất từ chợ Rộng, cánh quân thứ hai từ Dương Pha, cánh quân thứ ba từ ga Yên Xuân, cánh quân thứ tư từ Lệ Xá, theo con đường Hoàng Cần, Thông Lãng, Thái Lão; đoàn biểu tình đã bắt “sếp” ga Yên Xuân là Nguyễn Ngọc Mỹ đi theo, đồng thời cắt điện thoại liên lạc tại ga này.
Khi đoàn biểu tình ra đến Thái Lão (cách Vinh 5km) thì bị hai máy bay địch đến ném bom vào lúc 8 giờ 30 phút. Đến 16 giờ chiều cùng ngày, khi nhân dân đang chuyển xác chết, địch lại cho máy bay đến ném bom lần thứ hai, làm 217 người chết, hàng trăm người bị thương. Sự kiện này đã thổi bùng thêm ngọn lửa đấu tranh lan rộng khắp các địa phương, kéo dài cho tới năm 1931, dẫn tới sự tan rã bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến và hình thành các Xô viết. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng, chính quyền thực dân Pháp và phong kiến hoảng sợ, nhiều tri huyện, lý trưởng nộp lại ấn tín hoặc chạy trốn, chính quyền của địch tan rã ở nhiều nơi.
Tại Nghệ An, tổ chức Nông hội với các hình thức Xô viết đã nắm chính quyền ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần ở huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, tại các huyện Can Lộc, Thạch Hà và Đức Thông có tới 172 xã thành lập Xô viết. Phong trào Xô viết Nghệ -Tĩnh đã giành được sự ủng hộ dưới nhiều hình thức của các địa phương trong cả nước. Ở Quảng Ngãi tiêu biểu là sự kiện Cuộc biểu tình của hơn 5.000 người, chủ yếu là nông dân đã tiến chiếm huyện đường Đức Phổ vào ngày 08/10/1930…, góp phần kích thích phong trào trong toàn quốc dâng cao.
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng đã dẫn tới sự ra đời chính quyền công-nông đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Xô viết Nghệ Tĩnh. Chính quyền Xô Viết đã đem lại những thay đổi to lớn ở nông thôn như: chia lại ruộng đất công, xoá bỏ sưu thuế, huy động nhân dân tham gia đào mương chống hạn, xoá nạn mù chữ, xoá bỏ các tập tục lạc hậu, thành lập các đội tự vệ đỏ để bảo vệ thành quả cách mạng.
Tuy sau đó, các Xô viết đều bị thực dân Pháp đàn áp, nhiều tổ chức cách mạng bị khủng bố và chịu những tổn thất to lớn. “…đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Trải qua gần hai năm vượt lên mọi thử thách ác liệt, cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ-Tĩnh tuy bị thực dân Pháp và tay sai đàn áp đẫm máu, nhưng nó thực sự là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên, rất quan trọng của phong trào cách mạng vô sản Việt Nam, giúp cho Đảng ta được tôi luyện và trưởng thành. Khi phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh bùng nổ, Bác Hồ đang hoạt động ở nước ngoài. Sau khi nhận được báo cáo về cuộc đấu tranh và vụ thảm sát ngày 12/9/1930 ở Hưng Nguyên (Nghệ An), Bác Hồ đã viết thư đề nghị Quốc tế Nông dân và Quốc tế Cộng sản, trước hết là Đảng Cộng sản Pháp cần tiến hành một chiến dịch chống đế quốc Pháp ở Đông Dương.
Với tư cách là uỷ viên Bộ Phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, trực tiếp chỉ đạo cách mạng Đông Dương, Bác Hồ đã soạn thảo nhiều tài liệu về Xô viết Nghệ-Tĩnh, báo cáo cho Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chỉ đạo sâu sát phong trào trong nước. Ngày 29/9/1930, Người gửi thư cho Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, khẩn thiết yêu cầu giúp đỡ những người bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Trong thư có đoạn: “…Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu các đồng chí làm những việc có thể để giúp đỡ các nạn nhân của cuộc đàn áp đẫm máu. Đề nghị cho biết ngay chúng tôi phải làm gì để giúp họ thông qua tổ chức Quốc tế cứu tế đỏ”.
Nhận được thư của Bác Hồ, Quốc tế Cộng sản đã chỉ thị cho Đảng Cộng sản các nước trên thế giới, nhất là Đảng Cộng sản Pháp có những việc làm thiết thực nhằm ủng hộ Xô viết Nghệ-Tĩnh. Mặt khác, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cũng đã đề nghị Trung ương Đảng ta phát động phong trào cả nước ủng hộ Nghệ Tĩnh. Theo lời kêu gọi của Trung ương Đảng, nhân dân Sài Gòn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Hà Nội, Quảng Ninh, Sơn Tây, Thanh Hoá… Đã đứng lên hướng về Nghệ Tĩnh. Xô viết Nghệ-Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1930-1931 và là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng sau khi ra đời.
Xô viết-Nghệ Tĩnh có tầm vóc, ý nghĩa lịch sử to lớn và để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc về việc lãnh đạo, đoàn kết, tập hợp và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân của Đảng ta. Trong lời viết cho Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh, ngày 03/02/1964, Bác Hồ nhấn mạnh: “Xô Viết-Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng đầu tiên của công nông, đã lật đổ chính quyền phản động của đế quốc và phong kiến ở mấy nơi trong hai tỉnh Nghệ Tĩnh… Truyền thống oanh liệt của Xô Viết-Nghệ Tĩnh đã thúc đấy phong trào cách mạng trong cả nước tiến lên và đưa đến Cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ…”.
Tự hào, kỷ niệm sự kiện 90 năm cao trào Xô viết Nghệ Tỉnh, mỗi chúng ta cần tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, lập nhiều thành tích xuất sắc chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, tiến đến Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
CHÚC BN LÀM BÀI TỐT!
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1006
1011
câu 1
a) *nguyên nhân, sự ra đời của phong trào của Xô Viết Nghệ Tĩnh:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế Việt Nam tiêu điều, sơ xác, đời sống của nhân dân lao động hết sức cơ cực. Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách ”khủng bố trắng” hòng dập tắt phong trào cách mạng. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp càng nung nấu lòng căm thù, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta.
- Mâu thuẩn xã hội gay gắt (dân tộc Việt Nam > < thực dân Pháp, nông dân > < địa chủ phong kiến). Đó là nguyên nhân sâu sa và trực tiếp đưa đến cao trào cách mạng (1930 - 1931)
- Ảnh hưởng của phong trào Cách mạng quốc tế đối với Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do.
* Mở rộng : Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân Đảng ra đời và lãnh đạo là nguyên nhân cơ bản và quyết định nhất là chủ yếu và quyết định nhất. Bởi vì, nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì mâu thuẩn lúc đó nhiều nhất cùng chỉ dẫn đến những cuộc đấu tranh nhỉ, lẻ tẻ, tự phát, không thể trở thành một cao trào tự giác (1930 - 1931).
* Hoạt động cụ thể:
Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ, bao gồm:
+ Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.
+ Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau.
* Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
* Ý nghĩa lịch sử
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
- Khối liên minh công nông hình thành.
- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này .
- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế .
- Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin
4
-60
0
Tuỵt wa z
174
3652
135
CÓ GÌ THÌ CHO HAY NHỨT NHÉ
4
-60
0
Dza
174
3652
135
MƠN NHÌU
174
3652
135
CHÚC BẠN CHÌU ZZ^^