Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
1. Ngữ pháp Unit 1 Leisure Activities lớp 8I. Formation (Cách thành lập)
Danh động từ là gì?
- Danh động từ (gerund) là danh từ được thành lập bằng cách thêm ING sau động từ thường.
Ex: going; thinking; reading; listening; playing, ...
- Phủ định của danh động từ được hình thành bằng cách thêm not vào trước V-ing.
Ex: not making, not opening, …
- Cũng có thể thêm tính từ sở hữu vào trước danh động từ để nói rõ chủ thể thực hiện hành động.
Ex: my reading comic books, ....
II. Usage (cách dùng)
1. Subject (Danh động từ làm chủ ngữ)
Ex: Going to the cinema is fun.
Reading book is my hobby.
2. Stand after a preposition (Đứng sau giới từ)
Ex: I am thinking about going camping in the mountain.
She is afraid of going there.
Một số động từ và tính từ có giới từ theo sau bởi danh động từ.
To look forward to (trông mong); surprised at (ngạc nhiên); busy (bận rộn); to insist on (khăng khăng, nài nỉ); tobe interested in (thích thú).
3. Object (Danh động từ làm tân ngữ sau một số động từ)
Ex: He likes swimming.
I have finished doing my homework.
Một số động từ được theo sau bởi danh động từ:
To finish, to prevent (ngăn cản), to avoid (tránh), to delay (hoãn lại), to enjoy, to deny (chối bỏ), to dislike, to consider (cân nhắc), to imagine (tưởng tượng), to risk (liều lĩnh), to support (ủng hộ), to suggest (đề nghị), to quit (từ bỏ).
2. Ngữ pháp Unit 2 Life in the countryside lớp 8I - Phân biệt tính từ ngắn - tính từ dài, trạng từ ngắn - trạng từ dài
1. Phân biệt tính từ ngắn & tính từ dài:
Tính từ ngắn (Short adjectives)
(Ký hiệu trong bài này là: S-adj)
- Là tính từ có một âm tiết
Ví dụ:
- red, long, short, hard,....
Tính từ dài (Long adjectives)
(Ký hiệu trong bài này là: L-adj)
- Là tính từ có từ 2 âm tiết trở lên
Ví dụ:
- beautiful, friendly, humorous, ....
2. Trạng từ ngắn & Trạng từ dài:
Trạng từ ngắn (Short adverbs)
(Ký hiệu trong bài này là: S-adv)
- Là trạng từ có một âm tiết
Ví dụ:
- hard, fast, near, far, right, wrong, ...
Trạng từ dài (Long adverbs)
(Ký hiệu trong bài này là: L-adv)
- Là trạng từ có 2 âm tiết trở lên.
Ví dụ:
- quickly, interestingly, tiredly, ...
II - So sánh bằng với tính từ và trạng từ
1. So sánh bằng với tính từ và trạng từ:
Cấu trúc:
S1 + V + as + adj/adv + as + S2 + auxiliary V
S1 + V + as + adj/ adv + as + O/ N/ pronoun
Ví dụ:
- She is as tall as I am = She is as tall as me. (Cô ấy cao bằng tôi.)
- He runs as quickly as I do = He runs as quickly as me. (Anh ấy chạy nhanh như tôi.)
- Your dress is as long as my dress = Your dress is as long as mine. (Váy của bạn dài bằng váy của tôi.)
III - So sánh hơn với tính từ và trạng từ
* So sánh hơn với tính từ ngắn và trạng từ ngắn:
Cấu trúc:
S1 + S-adj + er/ S-adv- er + than + S2 + Axiliary V
S1 + S-adj + er/ S-adv- er + than + O/ N/ Pronoun
Trong đó: S-adj-er: là tính từ ngắn thêm đuôi "er"
S-adv-er: là trạng từ ngắn thêm đuôi "er"
S1: Chủ ngữ 1 (Đối tượng được so sánh)
S2: Chủ ngữ 2 (Đối tượng dùng để so sánh với đối tượng 1)
Axiliary V: trợ động từ
O (object): tân ngữ
N (noun): danh từ
Pronoun: đại từ
Ví dụ:
- This book is thicker than that one. (Cuốn sách này dày hơn cuốn sách kia.)
- They work harder than I do. = They work harder than me. (Họ làm việc chăm chỉ hơn tôi.)
* So sánh hơn với tính từ dài và trạng từ dài:
Cấu trúc:
S1 + more + L-adj/ L-adv + than + S2 + Axiliary V
S1 + more + L-adj/ L-adv + than + O/ N/ Pronoun
Trong đó: L-adj: tính từ dài
L-adv: trạng từ dài
Ví dụ:
- He is more intelligent than I am. = He is more intelligent than me. (Anh ấy thông minh hơn tôi.)
- My friend did the test more carefully than I did. = My friend did the test more carefully than me. (Bạn tôi làm bài kiểm tra cẩn thận hơn tôi.)
IV - So sánh hơn nhất đối với tính từ và trạng từ
+ So sánh hơn nhất đối với tính từ ngắn và trạng từ ngắn:
Cấu trúc:
S + V + the + S-adj-est/ S-adv-est
Ví dụ:
- It is the darkest time in my life. (Đó là khoảng thời gian tăm tối nhất trong cuộc đời tôi.)
- He runs the fastest in my class. (Anh ấy chạy nhanh nhất lớp tôi.)
+ So sánh hơn nhất đối với tính từ dài và trạng từ dài:
Cấu trúc:
S + V + the + most + L-adj/ L-adv
Ví dụ:
- She is the most beautiful girl I've ever met. (Cô ấy là cô gái xinh nhất mà tôi từng gặp.)
- He drives the most carelessly among us. (Anh ấy ấy lái xe ẩu nhất trong số chúng tôi.)
V - Một số lưu ý đặc biệt
+ Một số tính từ có 2 âm tiết nhưng có tận cùng là "y, le, ow, er" khi sử dụng ở so sánh hơn hay so sánh hơn nhất nó áp dụng cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn.
Tính từ So sánh hơn So sánh hơn nhất
Happy -> happier -> the happiest
Simple -> simpler -> the simplest
Narrow -> narrower -> the narrowest
Clever -> cleverer -> the cleverest
Ví dụ:
- Now they are happier than they were before. (Bây giờ họ hạnh phúc hơn trước kia.)
Ta thấy "happy" là một tính từ có 2 âm tiết nhưng khi sử dụng so sánh hơn, ta sử dụng cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn.
+ Một số tính từ và trạng từ biến đổi đặc biệt khi sử dụng so sánh hơn và so sánh hơn nhất.
Tính từ/ Trạng từ So sánh hơn So sánh hơn nhất
Good/ well -> better -> the best
Bad/ badly -> worse -> the worst
Much/ many -> more -> the most
a little/ little -> less -> the least
far -> farther/ further -> the farthest/ furthest
VI - Cấu trúc So sánh kép
1. Cấu trúc so sánh "....càng ngày càng ..."
* Đối với tính từ ngắn và trạng từ ngắn
S-adj-er/ S-adv-er and S-adj-er/ S-adv-er
Ví dụ:
- My sister is taller and taller. (Em gái tôi càng ngày càng cao.)
- He works harder and harder. (Anh ấy làm việc càng ngày càng chăm chỉ.)
* Đối với tính từ dài và trạng từ dài
More and more + L-adj/ L-adv
Ví dụ:
- The film is more and more interesting. (Bộ phim càng ngày càng thú vị.)
- He ran more and more slowly at the end of the race. (Anh ấy chạy càng ngày càng chậm ở phần cuối cuộc đua.)
2. Cấu trúc so sánh "càng .... càng..."
* Đối với tính từ ngắn và trạng từ ngắn:
The + S-adj-er/ S-adv-er + S + V, the + S-adj-er/ S-adv-er + S + V
Ví dụ:
- The cooler it is, the better I feel. (Trời càng mát mẻ, tôi càng cảm thấy dễ chịu).
- The harder he works, the higher salary he gets.
* Đối với tính từ dài và trạng từ dài
The + more + L-adj/ L-adv + S + V, the + more + L-adj/ L-adv + S + V
Ví dụ:
- The more carefully he studies, the more confident he feels. (Anh ấy càng học cẩn thận, anh ấy càng thấy tự tin.)
VII - Cấu trúc So sánh bội (Gấp bao nhiều lần)
Số lần (half/ twice/ three times/...) + many/much/ adj/ adv+ as + O/ N/ Pronoun
Ví dụ:
- She works twice as hard as me. (Cô ấy làm việc chăm chỉ gấp 2 lần tôi.)
- This road is three times as long as that one. (Con đường này dài gấp 3 lần con đường kia.)
3. Ngữ pháp Unit 3 Peoples of Viet Nam lớp 8I. Một số dạng câu hỏi trong tiếng Anh1. Câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn trong tiếng Anh (interrogative) là loại câu được dùng để đưa ra câu hỏi trực tiếp và được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Khi là câu hỏi thì chúng ta đặt trợ động từ lên đầu câu hay nói chính xác hơn là đảo trợ động từ (auxiliary verbs) lên trước chủ từ.
Đối với câu chỉ có động từ thường ở thì hiện tại đơn (Simple Present) ta dùng thêm trợ động từ "do" hoặc "does". Sau đây là một số dạng câu hỏi thường gặp:
2. Câu hỏi dạng Yes/ No - Yes/ No Questions
Cấu trúc:
Trợ động từ (be, do, does, did) + chủ ngữ (S) + động từ +...?
Câu hỏi dạng Yes/ No Questions tức Câu hỏi Yes/ No, bởi vì với dạng câu hỏi này chỉ đòi hỏi trả lời Yes hoăc No.
Yes, s + trợ động từ/ to be.
No, s + trợ động từ/ to be + not.
Ex: Isn't Trang going to school today?
Hôm nay Trang không đi học phải không?
Yes, she is.
Vâng, đúng vậy.
Was Trinh sick yesterday?
Hôm qua Trinh bị bệnh phải không?
No, she was not.
Không, cô ấy không bị bệnh.
3. Câu hỏi dạng Wh-question
Khi chúng ta cần hỏi rõ ràng hơn và có câu trả lời cụ thể hơn ta dùng câu hỏi với các từ hỏi.
Ngoài câu hỏi How many (hỏi về số lượng)/ How much (hỏi về giá cả), trong tiếng Anh còn có một loạt từ hỏi nữa và các từ hỏi này đều bắt đầu bằng chữ Wh-. Các từ hỏi Wh- bao gồm: What (gì, cái gì), Which (nào, cái nào), Who (ai), Whom (ai), Whose (của ai), Why (tại sao, vì sao), Where (đâu, ở đâu), When (khi nào, bao giờ).
Để viết câu hỏi với từ để hỏi ta chỉ cần nhớ đơn giản như sau:
Đã là câu hỏi dĩ nhiên sẽ có sự đảo giữa chủ từ và trợ động từ, nếu trong câu không có trợ động từ ta dùng thêm do/ does (tùy theo chủ ngữ và thì câu câu).
Từ để hỏi luôn luôn đứng đầu câu hỏi. Như vậy cấu trúc một câu hỏi có từ để hỏi là:
Từ để hỏi + trợ động từ + chủ ngữ +...?
Ex: What is this? Cái gì đây? hoặc Đấy là cái gì?
Where do you live? Anh sống ở đâu?
When do you see him? Anh gặp hắn khi nào?
What are you doing? Anh đang làm gì thế?
Why does she like him? Tại sao cô ta thích anh ta?
1) Who hoặc What: câu hỏi chủ ngữ
Đây là câu hỏi khi muốn biết chủ ngữ hay chủ thể của hành động.
Who/ What + động từ (V) +...?
Ex: What happened last night? Chuyện gì đã xảy ra vào tối qua?
Who opened the door? Ai đã mở cửa?
2) Whom hoặc What: câu hỏi tân ngữ
Đây là các câu hỏi dùng khi muôn biết tân ngữ hay đối tượng tác động của hành động.
Whom/ What + trợ động từ (do/ did/ does) + s + V +...?
Lưu ý: Trong tiếng Anh viết bắt buộc phải dùng whom mặc dù trong tiếng Anh nói có thể dùng who thay cho whom trong mẫu câu trên.
Ex: What did Trang buy at the store? Trang đã mua gi ở cửa hàng?
Whom does Lan know from the UK?
Lan biết ai từ Vương Quốc Anh?
3) When, Where, How và Why: Câu hỏi bổ ngữ
Dùng khi muốn biết nơi chốn, thời gian, lý do, cách thức của hành động.
When/ Where/ Why/ How + trợ động từ (be, do, does, did) + s + V + bổ ngữ (+ tân ngữ)?
Ex: How did Trang get to school today?
Làm thế nào mà Trang đã đến được trường vào hôm nay?
When did he move to Ha Noi?
Khi nào cậu ấy chuyển đến Hà Nội?
Đối với câu hỏi Why, chúng ta có thể dùng Because (vì, bởi vì) để trả lời.
Ex: Why do you like computer? Tại sao anh thích máy tính?
Because it's very wonderful. Bởi vì nó rất tuyệt vời.
Why does he go to his office late? Tạo sao anh ta đến cơ quan trễ? Because he gets up late. Vì anh ta dậy trễ.
Các em cần chú ý:
1) Câu hỏi với Who, Whom, Whose
Who và Whom đều dùng để hỏi ai, người nào, nhưng Who dùng thay cho người, giữ nhiệm vụ chủ từ trong câu, còn Whom giữ nhiệm vụ túc từ cùa động từ theo sau.
Ex: Who can answer that question? (Who là chủ từ của động từ can)
Ai có thể trả lời câu hỏi đó?
Whom do you meet this morning? (Whom là túc từ của meet)
Anh gặp ai sáng nay?
Lưu ý:
Trong văn nói người ta có thể dùng who trong cả hai trường hợp chủ từ và túc từ.
Ex: Who(m) do they help this morning?
Họ giúp ai sáng nay?
Động từ trong câu hỏi với who ở dạng xác định. Ngược lại động từ trong câu hỏi với whom phải ở dạng nghi vấn:
Ex: Who is going to Ha Noi with Trang?
Ai đang đi Hà Nội cùng với Trang vậy?
With whom is she going to London?
(= Who(m) did she go to Ha Noi with?)
Cô ta đang đi Hà Nội cùng với ai vậy?
Whose là hình thức sở hữu của who. Nó được dùng để hỏi "của ai".
Ex: Whose is this umbrella? Cái ô này của ai?
It's mine. Của tôi.
Whose có thể được dùng như một tính từ nghi vấn. Khi ấy theo sau whose phải có một danh từ.
Ex: Whose pen are you using? Bạn đang dùng cây bút của ai đấy?
Whose books are they reading? Họ đang đọc quyển sách của ai?
2) Câu hỏi với What, Which
What và Which đều có nghĩa chung là "cái gì, cái nào". Tuy vậy which có một số giới hạn.
Người nghe phải chọn trong giới hạn ấy để trả lời. Câu hỏi với what thì không có giới hạn. Người nghe có quyền trả lời theo ý thích của mình.
Ex: What do you often have for breakfast?
Bạn thường ăn điểm tâm bằng gì?
Which will you have, tea or coffee?
Anh muốn dùng gì, trà hay cà phê?
What và which còn có thể là một tính từ nghi vấn. Khi sử dụng tính từ nghi vấn phải dùng với một danh từ. Cách dùng giống như trường hợp whose nêu trên.
Ex: What colour do you like?
Ban thích màu gì?
Which way to the station, please?
Cho hỏi đường nào đi đến ga ạ?
Which có thể dùng để nói về người. Khi ấy nó có nghĩa "người nào, ai".
Ex: Which of you can't do this exercise?
Em nào (trong số các em) không làm được bài tập này?
Which boys can answer all the questions?
Những cậu nào có thể trả lời tất cả các câu hỏi?
Lưu ý:
Who is that man? - He's Mr. John Barnes. (Hỏi về tên)
What is he? - He's a teacher. (Hỏi về nghề nghiệp)
What is he like? - He's tall, dark, and handsome. (Hỏi về dáng dấp)
What's he like as a pianist? - Oh, he's not very good. (Hỏi về công việc làm)
4. Câu hỏi phủ định - Negative Questions
Negative Question là câu hỏi phủ định, có nghĩa là câu hỏi có động từ viết ở thể phủ định tức có thêm not sau trợ động từ.
Chúng ta dùng câu hỏi phủ định trong các trường hợp sau:
1) Để chỉ sự ngạc nhiên;
Aren't you crazy? Why do you do that?
Anh có điên không? Sao anh làm điều đó?
2) Là một lời cảm thán.
Doesn't that dress look nice!
Cái áo này đẹp quá!
Như vậy bản thân câu này không phải là câu hỏi nhưng được viết dưới dạng câu hỏi.
Khi trông chờ người nghe đồng ý với mình.
Trong các câu hỏi này chữ not chỉ được dùng để diễn tả ý nghĩa câu, đừng dịch nó là không.
Người ta còn dùng Why với câu hỏi phủ định để nói lên một lời đề nghị hay một lời khuyên.
Ex: Why don't you lock the door?
Sao anh không khóa cửa? Why don't we go out for a meal?
Sao chúng ta không đi ăn một bữa nhỉ?
Why don't you go to bed early?
Sao anh không đi ngủ sớm?
II. Giới thiệu về mạo từ - Articles1. Định nghĩa: Mạo từ là gì?
– Article là gì? Mạo từ trong tiếng Anh là từ được dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.
– Mạo từ không phải là một loại từ riêng biệt, chúng ta có thể xem nó như một bộ phận của tính từ dùng để bổ nghĩa – chỉ đơn vị (cái, con, chiếc).
– Phân loại mạo từ: Các loại mạo từ trong tiếng Anh gồm có mạo từ xác định và không xác định: mạo từ a an the.
2. Mạo từ xác định - Cách dùng & ví dụ
a. Mạo từ xác định là gì?
Mạo từ xác định (definite article): the – được dùng với các danh từ (số nhiều và số ít) đã xác định hoặc những danh từ được nhắc đến lần thứ hai, thứ ba mà người nói lẫn người nghe đều biết về nó.
b. Cách dùng mạo từ The:
Mạo từ “The” trong tiếng Anh được dùng trước danh từ chỉ người, vật, sự việc đã được xác định:
– Trường hợp 1: Mạo từ xác định the được dùng để diễn tả một (hoặc nhiều) người, vật mà cả người nói và người nghe đều biết đối tượng được đề cập tới.
Ví dụ:
Mom is in the garden. (Mẹ đang ở trong vườn)
→ người nói và người nghe đều biết khu vườn đó
Did you finish the book?
(Cậu đã đọc xong quyển sách đó chưa?)
→ người nói và người nghe đều biết quyển sách đó
– Trường hợp 2: Khi đối tượng được nhắc đến lần thứ hai.
Ví dụ: We got a new book. The book is very interesting.
(Chúng tôi vừa mới mua một quyển sách mới. Quyển sách rất thú vị)
– Trường hợp 3: Mạo từ the được dùng với danh từ chỉ có duy nhất trên đời.
Ví dụ: the moon, the sun, the sky, the earth …
– Trường hợp 4: Khi danh từ được xác định bởi một cụm từ hoặc một mệnh đề theo sau nó.
Ví dụ: The girl who you met yesterday is my friend.
(Con bé mày tán hôm qua là bạn tao đấy)
– Trường hợp 5: Dùng với một tính từ tron cấu trúc “the + adjective” khi muốn đề cập tới một nhóm người.
Ví dụ: In developing countries, the rich are getting richer and the poor are getting poorer.
(Ở các nước đang phát triển, người giàu thì giàu hơn còn người nghèo thì nghèo hơn)
– Trường hợp 6: Mạo từ xác định trong tiếng Anh còn được dùng trong cấu trúc so sánh nhất, số thứ tự và cấu trúc the only + Noun.
Ví dụ:
She is the tallest student in my class.
(Em đó là học sinh cao nhất lớp tôi đấy)
I’m the only one whom she talks to.
(Tôi là người duy nhất mà con bé nói chuyện)
The third prize goes to Mr. Thomas.
(Giải ba thuộc về ông Thomas)
– Trường hợp 7: Dùng với tên gọi của các tờ báo, các quyển sách
Ví dụ: The Daily New, The Wall Street, …
– Trường hợp 8: Dùng với các danh từ chỉ nhạc cụ.
Ví dụ: play the guitar, play the piano, …
3. Mạo từ không xác định - Cách dùng & ví dụ
a. Mạo từ không xác định là gì?
– Mạo từ bất định (indefinite article) gồm a, an được dùng cho danh từ số ít đếm được (singular noun), được nhắc đến lần đầu tiên. Mạo từ không xác định trong tiếng anh được dùng với danh từ số ít, đếm được.
– Quy tắc khi sử dụng mạo từ không xác định: Mạo từ an dùng cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (u, e, o, a, i), còn mạo từ dùng cho danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
► Lưu ý:
– Có một số danh từ bắt đầu là nguyên âm nhưng lại đọc như phụ âm (university, unit) những trường hợp này đều sử dụng mạo từ a.
– Ngoài ra nếu mở đầu danh từ là các âm câm (như âm /h/) thì phải dùng mạo từ an. (an hour, an honest man)
b. Cách dùng mạo từ không xác định:
Mạo từ a và an trong tiếng anh được dùng trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Dùng trước danh từ đếm được số ít, khi danh từ đó chưa được xác định.
Ví dụ: a book, a table, an apple
– Trường hợp 2: Dùng khi đối tượng được nhắc đến lần đầu tiên.
Ví dụ:
We have just bought a new car.
(Chúng tôi vừa mới mua một chiếc xe mới)
There is a lake near my house.
(Có một cái hồ gần nhà tôi)
– Trường hợp 3: Dùng với các danh từ chỉ nghề nghiệp.
Ví dụ:
My mother is a nurse.
(Mẹ tôi là một y tá)
I want to be a teacher.
(Tôi muốn trở thành giáo viên)
– Trường hợp 4: Dùng trước danh từ số ít để đại diện cho 1 nhóm người hay 1 loài
Ví dụ:
A student should obey to his teacher.
(1 học sinh thì nên nghe lời thầy cô giáo → Tất cả học sinh nên nghe lời thầy cô giáo)
A cat hate rain.
(Mèo ghét mưa → Tất cả mèo đều ghét mưa)
– Trường hợp 5: Dùng trong các câu cảm thán với cấu trúc what khi dừng từ đếm được ở số ít.
Ví dụ: What a beautiful dress!
(Quả là một chiếc váy đẹp!)
– Trường hợp 6: Dùng với họ của một người để chỉ người xa lạ.
Ví dụ: A Smith phoned you when you were out.
(Một gã tên Smith nào đó đã gọi tới khi em ra ngoài)
– Trường hợp 7: Dùng để chỉ 1 người hoặc vật trong 1 nhóm
Ví dụ: She is a student at Tran Phu highschool.
Cho mik hay nhất ik
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Xem thêm:
I. Formation (Cách thành lập)
Danh động từ là gì?
- Danh động từ (gerund) là danh từ được thành lập bằng cách thêm ING sau động từ thường.
Ex: going; thinking; reading; listening; playing, ...
- Phủ định của danh động từ được hình thành bằng cách thêm not vào trước V-ing.
Ex: not making, not opening, …
- Cũng có thể thêm tính từ sở hữu vào trước danh động từ để nói rõ chủ thể thực hiện hành động.
Ex: my reading comic books, ....
II. Usage (cách dùng)
1. Subject (Danh động từ làm chủ ngữ)
Ex: Going to the cinema is fun.
Reading book is my hobby.
2. Stand after a preposition (Đứng sau giới từ)
Ex: I am thinking about going camping in the mountain.
She is afraid of going there.
Một số động từ và tính từ có giới từ theo sau bởi danh động từ.
To look forward to (trông mong); surprised at (ngạc nhiên); busy (bận rộn); to insist on (khăng khăng, nài nỉ); tobe interested in (thích thú).
3. Object (Danh động từ làm tân ngữ sau một số động từ)
Ex: He likes swimming.
I have finished doing my homework.
Một số động từ được theo sau bởi danh động từ:
To finish, to prevent (ngăn cản), to avoid (tránh), to delay (hoãn lại), to enjoy, to deny (chối bỏ), to dislike, to consider (cân nhắc), to imagine (tưởng tượng), to risk (liều lĩnh), to support (ủng hộ), to suggest (đề nghị), to quit (từ bỏ).
I - Phân biệt tính từ ngắn - tính từ dài, trạng từ ngắn - trạng từ dài
1. Phân biệt tính từ ngắn & tính từ dài:
Tính từ ngắn (Short adjectives)
(Ký hiệu trong bài này là: S-adj)
- Là tính từ có một âm tiết
Ví dụ:
- red, long, short, hard,....
Tính từ dài (Long adjectives)
(Ký hiệu trong bài này là: L-adj)
- Là tính từ có từ 2 âm tiết trở lên
Ví dụ:
- beautiful, friendly, humorous, ....
2. Trạng từ ngắn & Trạng từ dài:
Trạng từ ngắn (Short adverbs)
(Ký hiệu trong bài này là: S-adv)
- Là trạng từ có một âm tiết
Ví dụ:
- hard, fast, near, far, right, wrong, ...
Trạng từ dài (Long adverbs)
(Ký hiệu trong bài này là: L-adv)
- Là trạng từ có 2 âm tiết trở lên.
Ví dụ:
- quickly, interestingly, tiredly, ...
II - So sánh bằng với tính từ và trạng từ
1. So sánh bằng với tính từ và trạng từ:
Cấu trúc:
S1 + V + as + adj/adv + as + S2 + auxiliary V
S1 + V + as + adj/ adv + as + O/ N/ pronoun
Ví dụ:
- She is as tall as I am = She is as tall as me. (Cô ấy cao bằng tôi.)
- He runs as quickly as I do = He runs as quickly as me. (Anh ấy chạy nhanh như tôi.)
- Your dress is as long as my dress = Your dress is as long as mine. (Váy của bạn dài bằng váy của tôi.)
III - So sánh hơn với tính từ và trạng từ
* So sánh hơn với tính từ ngắn và trạng từ ngắn:
Cấu trúc:
S1 + S-adj + er/ S-adv- er + than + S2 + Axiliary V
S1 + S-adj + er/ S-adv- er + than + O/ N/ Pronoun
Trong đó: S-adj-er: là tính từ ngắn thêm đuôi "er"
S-adv-er: là trạng từ ngắn thêm đuôi "er"
S1: Chủ ngữ 1 (Đối tượng được so sánh)
S2: Chủ ngữ 2 (Đối tượng dùng để so sánh với đối tượng 1)
Axiliary V: trợ động từ
O (object): tân ngữ
N (noun): danh từ
Pronoun: đại từ
Ví dụ:
- This book is thicker than that one. (Cuốn sách này dày hơn cuốn sách kia.)
- They work harder than I do. = They work harder than me. (Họ làm việc chăm chỉ hơn tôi.)
* So sánh hơn với tính từ dài và trạng từ dài:
Cấu trúc:
S1 + more + L-adj/ L-adv + than + S2 + Axiliary V
S1 + more + L-adj/ L-adv + than + O/ N/ Pronoun
Trong đó: L-adj: tính từ dài
L-adv: trạng từ dài
Ví dụ:
- He is more intelligent than I am. = He is more intelligent than me. (Anh ấy thông minh hơn tôi.)
- My friend did the test more carefully than I did. = My friend did the test more carefully than me. (Bạn tôi làm bài kiểm tra cẩn thận hơn tôi.)
IV - So sánh hơn nhất đối với tính từ và trạng từ
+ So sánh hơn nhất đối với tính từ ngắn và trạng từ ngắn:
Cấu trúc:
S + V + the + S-adj-est/ S-adv-est
Ví dụ:
- It is the darkest time in my life. (Đó là khoảng thời gian tăm tối nhất trong cuộc đời tôi.)
- He runs the fastest in my class. (Anh ấy chạy nhanh nhất lớp tôi.)
#BossOk
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin