Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Đình Phong Phú thuộc khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B - quận 9. Đình được xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19. Lúc đầu đình còn lợp lá, vách ván, mái thấp. Năm 1937, đình được lợp lại ngói âm dương, xây tường gạch, hệ thống cột kèo vẫn giữ nguyên. Năm 1948 đình bị phá theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến. Năm 1952 đình được tái lập trên nền đất cũ. Năm 1968 đình bị hư hỏng nặng do chiến tranh. Năm 1969 được tái lập lần hai. Sau năm 1975 võ ca và nhà để xe được xây dựng, sân đình được lát gạch, mặt tiền được tu sửa lại.
Đình Phong Phú tọa lạc trên khu đất rộng 4,2 mẫu. Riêng khuôn viên đình có diện tích 4.620m2, có tường xi măng bao bọc. Khu đất quanh đình được trồng cây cao su. Mặt bằng kiến trúc chính của ngôi đình được bố trí cân đối. Đình Phong Phú có hai lớp cổng. Lớp cổng thứ nhất, có hai cửa hai bên, ở giữa tạc bia ông hổ. Lớp cổng thứ hai làm theo kiểm tam quan. Ơở giữa tam quan là tượng bạch mã. Sau tam quan là bàn thờ thần nông, tiếp theo là hòn non bộ. Hai bên hòn non bộ có miếu thờ ngũ hành nương nương và miếu thờ bạch mã.
Võ ca được đặt chính giữa đối diện với chính điện, cách chính điện 10,5m. Theo trục dọc công trình, chính giữa ta có tiền điện, chánh điện, nhà túc, nhà bếp, đối xứng qua trục chính bên phải là nhà truyền thống, bên trái là nhà rửa rau quả. Trên nóc mặt tiền có trang trí lưỡng long tranh châu cẩn mảnh sành nhiều màu. Bên trong đình tất cả các bức hoành phi, câu đối đều được sơn son thiếp vàng rực rỡ. Các họa tiết trang trí vẫn là những đề tài quen thuộc ở các đình miền Nam như: long, lân, qui, phụng, bát tiên, cá hóa long. Nét đặc biệt của đình Phong Phú là nhờ tượng tròn mà hầu hết các đình khác trong thành phố Hồ Chí Minh không có.
Đình Phong Phú thờ thành hoàng theo tục thờ thần của người Việt Nam. Lễ chính trong năm là lễ kỳ yên. Lễ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 14 đến 16 tháng 11 âm lịch. Sáng ngày 14 tháng 11 âm lịch, ban hội đình tổ chức cúng tế theo nghi thức cổ truyền. Lễ vật chính là một con heo đã làm thịt để nguyên con. Mỗi gia đình trong địa phương đều có lễ vật riêng, có thể là heo quay, gà luộc hoặc mâm xôi hay trái cây... Đặc biệt khách đến dự lễ kỳ yên ở đình Phong Phú rất đông. Không chỉ dân địa phương mà nhân dân trong thành phố và các tỉnh lân cận cũng về dự lễ. Có thể nói đây là ngôi đình nổi tiếng nhất trong thành phố.
Đình đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, mặc dù vậy các cụ trong hội đình luôn giữ được liên lạc với cách mạng và đã có nhiều đóng góp suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975).
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), tại đình Phong Phú lực lượng thanh niên tiền phong của làng Phong Phú đã tuyên thệ thành lập. Sau đó lực lượng này đã luyện tập tại đây và phát triển thành lực lượng bộ đội địa phương. Đình đã cung cấp lương thực, thực phẩm và vũ khí cho bộ đội. Từ đình Phong Phú bộ đội địa phương xuất quân đánh đồn Nhật, kết quả thu 5 súng trường. Cuối năm 1946 bộ đội địa phương có đóng tại đình. Ông hội trưởng đình Phong Phú đồng thời là chủ tịch Uủy ban hành chánh kháng chiến xã. Ông đã hướng hoạt động của hội theo hướng vừa lo việc thờ thần vừa lo việc tổ chức nhân dân phục vụ kháng chiến chống Pháp.
Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) đình Phong Phú là nơi tập trung quân, nơi dừng chân của cán bộ cách mạng của vùng Thủ Đức. Đình còn là nơi cung cấp tiền bạc, lương thực, thuốc men, dầu hôi... thường xuyên cho cán bộ cách mạng. Năm 1960 toàn bộ hội đình bị bắt vì bị tình nghi có tiếp tế và quan hệ với cách mạng. Ơở trong tù, mặc dù bị tra khảo các cụ cương quyết không khai. Khi ra tù các cụ lại tiếp tục con đường ủng hộ cách mạng. Trong đình hiện vẫn còn hầm bí mật để che dấu cán bộ cách mạng. Cửa hầm bí mật là miệng cống nhà tắm, có kích thước 40cm x 50cm. Nhà tắm nằm ở góc phải trong khuôn viên đình. Phần miệng hầm ngoài vườn cao su cách vòng thành đình và nhà tắm khoảng 7m.
Ngày 20/10/1976 xã Tăng Nhơn Phú nay là phường Tăng Nhơn Phú được công nhận là xã anh hùng, trong đó có sự đóng góp của hội đình Phong Phú. Lịch sử đình Phong Phú qua hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là hình ảnh điển hình thể hiện tình đoàn kết và sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Ơở đây tín ngưỡng dân tộc được kết hợp với ý thức độc lập tự do tạo nên thành tích của đình Phong Phú. Vì lẽ đó, đình Phong Phú đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57-VH/QĐ ký ngày 7/1/1993.
Trước năm 1945, Bót dây thép tiền thân được gọi là Nhà dây thép vì được xây dựng dùng làm trạm phát và thu nhận tin tức của người Pháp. Trạm được thiết kế xây dựng gồm ba căn nhà biệt lập kiến trúc theo kiểu 'tây' với ba cột ăng-ten, cột cao nhất đến hơn 70 m. Công trình do hai người Pháp là Hermall và Stéru thiết kế để phục vụ cho quá trình xâm lược của thực dân Pháp trước năm 1945. Bót dây thép là căn nhà một trệt, một lầu, bố trí nhiều cửa sổ trổ ra bốn hướng. Phía trái ngôi nhà có hai cầu thang dẫn lên lầu một. Ðiều lạ lùng nhất là trong Bót dây thép có một căn hầm bí mật dùng để nhốt, tra tấn người mà chúng cho là 'phản nghịch'. Hầm chỉ có một lỗ thông hơi duy nhất ở phía trên nóc. Miệng hầm có kích thước nhỏ (0,4 m2) chỉ vừa đủ cho một người đứng thẳng lọt vào trong hầm.
Năm 1945, khi Nhật đảo chính hất cẳng Pháp ở Ðông Dương, Nhà dây thép bị quân phát-xít Nhật chiếm giữ. Sau đó không lâu, phát-xít Nhật bị đánh bại, thực dân Pháp trở lại và Nhà dây thép lại thuộc về tay người Pháp. Khi chiếm lại Nhà dây thép, thực dân Pháp cho hạ bớt cột ăng-ten (chỉ chừa lại một cột) và xây thêm hai căn nhà gạch nền cao, một căn để viên chỉ huy có tên là Pi-rô-let ở và căn còn lại dành cho để binh lính Pháp canh giữ.
Từ ngày tiếp quản Bót dây thép, quân Pháp đã biến nơi này thành ngục tù, bắt bớ, vây hãm, hành hạ, tra khảo những người dân của làng Tăng Nhơn Phú anh hùng và những ai mà chúng nghi ngờ là có liên quan, tiếp tế cho các chiến sĩ cách mạng. Tại đây, trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, binh lính Pháp đã khảo tra, hành hạ biết bao người dân cũng như chiến sĩ cách mạng kiên cường. Chúng bắt bớ, dùng mọi biện pháp tra khảo một cách dã man. Có những tù nhân bị ngộp thở chết vì hầm giam người quá đông, không có dưỡng khí. Nhiều người khác, bất kể già trẻ, trai gái, hễ bị chúng nghi ngờ là phải đứng xếp hàng cho chúng bắn chết ném xác xuống sông Cầu Bến Nọc. Tàn bạo hơn, chúng còn dùng mã tấu chặt đầu, xác ném xuống sông, đầu cắm vào cọc, dựng thành hàng dài trước Bót dây thép để 'trưng tội', ngăn ngừa những người yêu nước đứng lên.
Bót dây thép trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp là một địa ngục trần gian đối với bao người dân vô tội. Di tích Bót dây thép được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 18-1-1993.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1667
832
Bảng tin
0
873
0
hơi dài nhưng mà cảm ơn bn
47
831
38
không có gì hihi