0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
11288
10147
Trong Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ rất nhiều miền cảm xúc, tâm trạng mà đặc biệt là trong hai câu thơ cuối của bài: "Tựa gối buông cần lâu chẳng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo". Hình ảnh người câu cá hiện lên trong khung cảnh yên tĩnh của bức tranh thu như nhuốm màu tâm trạng vậy. Hành động "tựa gối buông cần" liệu có hợp lí với một người đi câu cá hay không? Ấy thế mà ở đây, ta hiểu được tâm trạng của người câu cá. ĐI câu nhưng chẳng thể tập trung chuyện câu cá vì lòng thi nhân đang hướng đến những điều lo âu, suy tư của muôn dân ngoài kia. Ngư ông bất động, thu mình trong chiếc thuyền câu và ở trong một thế giới của riêng mình. Để rồi "Cá đâu đâu đớp động". Hình ảnh thơ gắn liền với những chuyển động như có như không vì cái động của cá chẳng tạo nên điều gì khác lại. Cái tĩnh lặng ở đây không được phá vỡ mà mỗi lúc lại một thêm yên ắng, tĩnh mịch. Có lẽ đó cũng là không gian phù hợp nhất cho những suy tư trong thi nhân về vận dân, vận nước trong vẻ tưởng chừng thư thái, thanh nhàn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin