12
5
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
25
10
Những “chiến sĩ” áo trắng làm việc quên mình, sẵn sàng có mặt ở những “điểm nóng” chống dịch Covid-19 thật sự là một hình ảnh đẹp có sức sống mạnh mẽ trong lòng mỗi chúng ta. Bằng y đức, sự tận tâm những chiến sĩ áo blouse trắng đã ngày đêm cứu chữa cho những bệnh nhân Covid-19, giành lại sự sống cho những bệnh nhân nặng. Một trong những người đã có nhiều nỗ lực tham gia điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 là bác sĩ Ngô Việt Anh, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy – công dân trẻ tiêu biểu TPHCM năm 2020.
Sẵn sàng lên đường bất cứ khi nào có lệnh
Chúng tôi gặp bác sĩ Ngô Việt Anh khi anh chuẩn bị vào ca trực. Công việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu luôn bận rộn với việc điều trị những ca bệnh nặng. Bác sĩ Ngô Việt Anh cho biết: “Tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM, tôi xin về làm việc tại Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là nơi điều trị cho nhiều bệnh nhân có bệnh lý nặng nên tôi đã được học rất nhiều về chuyên môn. Không chỉ có chuyên môn vững hơn mà ở đây còn cảm thấy hạnh phúc mỗi khi tham gia cứu được những bệnh nhân nặng”.
Trong các đợt phòng dịch Covid-19 vừa qua, là một bác sĩ trẻ, bác sĩ Ngô Việt Anh đã tham gia Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Tây Ninh, Đà Nẵng; trực tiếp tham gia điều trị cho những ca bệnh nặng. Bác sĩ Ngô Việt Anh nhớ lại, cách đây khoảng 1 năm, khi vừa mới lập gia đình được hơn 1 tháng thì cũng là thời điểm các ca bệnh Covid-19 đầu tiên được phát hiện tại nước ta. Khi phát hiện bệnh nhân 91 (bệnh nhân người Anh), bác sĩ Ngô Việt Anh cũng là người tham gia hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân này tại khoa Hồi sức cấp cứu người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM trong gần 1 tháng. “Thời điểm này, Bệnh nhân 91 trong tình trạng lâm sàng rất xấu, phổi tổn thương nặng, phải hỗ trợ máy thở, ECMO, kháng sinh và thuốc chống đông đặc biệt. Tôi và các đồng nghiệp tại khoa đã cố gắng ổn định tình trạng bệnh nhân đến khi bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19 và chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị. Sau đó, khi kết thúc thời gian cách ly, tôi lại tiếp tục quay về khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy và góp sức trong công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân này đến khi xuất viện” – bác sĩ Việt Anh chia sẻ.
Đến thời điểm ở Đà Nẵng phát hiện ca mắc Covid-19 nặng đầu tiên, bác sĩ Việt Anh là một trong những người đầu tiên tham gia đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy (đội phản ứng nhanh số 1) đến hỗ trợ Đà Nẵng. “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước trong đợt dịch và hành lý luôn chuẩn bị sẵn sàng lên đường bất cứ khi nào có lệnh. Hôm đó, chúng tôi nhận lệnh đi Đà Nẵng vào lúc giữa buổi trưa thì khoảng 3 giờ chiều lên máy bay đi luôn. Đội đã phải chuẩn bị các thiết bị, vật tư nhận ECMO hỗ trợ cho bệnh viện Đà Nẵng. Trước đó, tôi chỉ đi công tác xa nhà khoảng 2 – 3 ngày. Lần này đi Đà Nẵng tôi xác định có thể ở dài hơn khoảng 2-3 tuần. Nhưng cuối đợt đi công tác tại Đà Nẵng kéo dài đến 5 tuần”.
Bác sĩ Ngô Việt Anh tham gia cứu chữa cho bệnh nhân.
Căng mình để giành lại sự sống cho bệnh nhân
Bác sĩ Ngô Việt Anh cho biết, khi Đội phản ứng nhanh đến Đà Nẵng là thời điểm mới phát hiện một ca dương tính nặng tại Đà Nẵng. Nhưng đến hôm sau đã phát hiện thêm nhiều ca dương tính khác ở ngay khoa hồi sức. “Lúc đó áp lực rất lớn và phải huy động thiết bị ECMO, lọc máu, máy thở của nhiều bệnh viện. Trong 2 tuần đầu tiên, tôi trực tiếp tham gia điều trị các bệnh nhân có triệu chứng nguy kịch, những trường hợp phải thở máy, ECMO, lọc máu tại Khoa Y học Nhiệt đới – Bệnh viện Đà Nẵng”.
Trong tình huống dịch tấn công vào các khoa có bệnh nền nặng khiến ban đầu có những khó khăn về nhân lực-vật lực, số ca tử vong dần xuất hiện và tăng lên nên rất căng thẳng. Trong khi thời điểm đó chỉ có 3 bác sĩ chuyên khoa hồi sức làm việc tại Bệnh viện Đà Nẵng. Bác sĩ Việt Anh vừa phải theo dõi bệnh nhân nặng vừa trao đổi chuyên môn nhân viên y tế ở đó.
“Các bác sĩ làm việc liên tục rất căng thẳng và mệt mỏi. Có khi 11 – 12 giờ đêm phải đi đặt ECMO cho bệnh nhân nặng. 2 tuần đầu cũng là thời gian khó khăn nhất. Có những bệnh nhân đã tử vong. Nhìn bệnh nhân tử vong bên cạnh, chúng tôi rất buồn. Điều đó thôi thúc chúng tôi cố gắng hơn, tìm cách hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn. Thời điểm đó, chưa có nhiều nghiên cứu về bệnh này, chúng tôi ráng tìm hiểu các tài liệu, cập nhật tìm hiểu kiến thức y khoa. Cùng chiến lược chỉ đạo nhanh, đúng đắn của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, sự chung tay giúp đỡ, chia lửa của các bệnh viện lân cận và sự nỗ lực hết mình của tập thể nhân viên y tế Đà Nẵng, dịch bệnh đã lắng xuống và được đẩy lùi”. – bác sĩ Việt Anh kể.
Sau khi không còn bệnh nhân F0 nguy kịch tại Bệnh viện Đà Nẵng, bác sĩ Việt Anh tiếp tục được chỉ đạo về tham gia điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, nơi tiếp nhận các ca nhiễm Covid-19 nguy kịch. Đến ngày 31/8, khi tình hình dịch bệnh tại Đà Nẵng đã được kiểm soát, lực lượng Bệnh viện Chợ Rẫy mới rời Đà Nẵng.
Bác sĩ Ngô Việt Anh (bìa trái) cùng các thành viên Đội phản ứng nhanh số 1 Bệnh viện Chợ Rẫy lên đường tới Đà Nẵng.
Nhớ lại quãng thời gian điều trị cho bệnh nhân tại Đà Nẵng, bác sĩ Việt Anh bộc bạch: “Có ca bệnh nhân phải chỉ định ECMO. Sau đó phục hồi ngoạn mục, xuất viện đã gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cùng các nhân viên y tế nơi điều trị. Bệnh nhân ra viện đã để lại niềm xúc động lớn cho anh em. Điều đó cũng tạo động lực cho anh em y tế làm việc. Niềm vui của chúng tôi là điều trị bệnh nhân có thể hồi phục được khi dịch bệnh được dập tắt và nhân dân có cuộc sống bình thường”.
Với những nỗ lực trong công tác, bác sĩ Ngô Việt Anh luôn được các đồng nghiệp trân trọng và đánh giá cao. Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thanh Linh, Phó Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy chỉa sẻ, trong đợt tham gia đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ phòng chống dịch Covid -19 tại Đà Nẵng, bác sĩ Việt Anh là một trong những thành viên đầu tiên của bệnh viện tham gia công tác này và đã tham gia đến cuối của đợt hỗ trợ. Cùng với việc nỗ lực làm nhiệm vụ ngay trong “tâm dịch” của Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để tham gia cứu chữa cho nhiều bệnh nhân nặng, bác sĩ Ngô Việt Anh tham gia nhiều hoạt động của đội phản ứng nhanh. Dù vất vả nhưng bác sĩ Việt Anh không nề hà và luôn sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ. Không chỉ năng nổ trong công tác, luôn có tinh thần học hỏi, bác sĩ Việt Anh có đạo đức chuẩn mực, sống hòa đồng với mọi người. Đó là một điều rất quý ở một bác sĩ trẻ.
Ở tuổi 30 tuổi, với sức trẻ của mình, bác sĩ Ngô Việt Anh chắc chắn sẽ không ngừng cống hiến xứng đáng với danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TP, Thầy thuốc trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2020. Chúng ta luôn tin tưởng người bác sĩ trẻ quê Tây Ninh sẽ vững nhiệt huyết với nghề y như lời chia sẻ của anh: “Bác sĩ phải có niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, nếu không rất dễ nản trí vì áp lực công việc rất lớn”.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin