0
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
_Xin chào! Xin chào! ^^_
*Bạn tham khảo nha*
*Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm văn học
2. Thân bài
- Mô tả những cảm xúc, suy nghĩa do tác phẩm gợi lên
3. Kết bài
- Ấn tượng chung về tác phẩm
*Bài tham khảo:
Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của tác giả Nguyễn Khuyến thể hiện những nét sắc đậm về tình bạn tri kỉ, không coi trọng vật chất và được thể hiên qua 8 câu thơ. Tác giả là một người có hoàn cảnh thiếu thốn nên khi bạn đến chơi không có gì để tiếp đãi nhưng ngược lại tác giả có một tâm hồn rộng mở, luôn quý trọng tình bạn hơn những thứ vật chất.
"Bạn đến chơi nhà" được thể hiện sự vui mừng của tác giả khi bạn đến chơi:
"Đã bấy lâu nay, bác tới nhà"
Câu thơ trên được thể hiện bởi cách xưng hô kính trọng, gọi nhau thâu thiết bằng "bác". Thể hiện được sự vui mừng khi khác đến chơi là bạn mình.
Tuy nhiên, khi bạn đến chơi thì tác giả đã không tiếp đãi chu đáo vì hoàn cảnh thiếu thốn.
"Bác đến chơi đây, ta với ta"
Qua câu thơ trên đã thể hiện được tình bạn bè mà không cần thứ vật chất. Chính tỏ bạn của tác giả là một người coi trọng tình bạn mà không quan tâm đêbs những thứ khác. Thể hiện được tình cảm bạn bè, sự quý trọng nhau không dựa vào những thứ vật chất bề ngoài.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
1083
1071
Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại điện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin