Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
19
7
Trước khi nói về cách làm chuồng trại để nuôi ta nên biết về môi trường sống của đà điểu hoang dã ra sao. Cũng như nhiều loài muông thú khác, đà điểu dù sống đơn lẻ hay sống thành bầy đàn cũng có lãnh địa riêng của chúng. Lãnh địa này rộng hẹp ra sao là còn tùy ở mật độ sinh sống của đà điểu trong hoang mạc hay trên thảo nguyên nhiều ít ra sao, và còn tùy nơi ở thừa hay thiếu thức ăn ra sao nữa.
Nếu dân số trong vùng cư ngụ ít thì chúng nới rộng lãnh địa rộng ra, và nếu đất đai khô cằn thiếu thức ăn thì chúng phải chiếm lãnh địa rộng mới kiếm đủ cái ăn để sống. Nhưng, thường thường mỗi con đà điểu hoang dã phải bươn chải trong một vài cây số vuông đất đai mới kiếm ăn no được.
Đà điểu tuy là chim nhưng không có cánh để bay, thay vào đó nó có đôi chân rất khỏe nên chạy cả ngày với vận tốc khá cao nhưng cơ hồ không biết mỏi mệt. Tuy là chim nhưng đà điểu không có bầu diều, mà có dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn được trôi qua thực quản rồi chuyển sang dạ dày tuyến, tích trữ lại đó trước khi chuyển qua dạ dày cơ làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn….Đà điểu tuy lớn con, sức nặn của đà điểu Ostrich tối đa đến 150kg, tương đương với con bò cỏ, nhưng lại tiêu tốn thức ăn không nhiều: độ ba kí cỏ và vài kí côn trùng và động vật nhỏ, nhưng trong môi trường sống hoang dã, mớ thức ăn đó đâu phải lúc nào cũng dễ kiếm, vì vậy gần như cả ngày chúng phải lùng sục tìm kiếm đây đó mới tìm kiếm đủ thức ăn.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
17
6
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Đà điểu là loài chim ăn cỏ khổng lồ nhất thế giới, chúng thường sống ở các sa mạc và một số châu lục như Châu Mỹ, Châu Úc ... Loài đà điểu là một loài chim đặc biệt, chúng không biết bay, là loài gia cầm có khả năng chạy nhanh nhất trong các loài chim, tốc độ tối đa của chúng có tể lên tới hàng trăm km/h, tương đương với một chiếc ô tô.
Loài chim chạy lớn nhất thế giới
điểm ngoài của đà điểu: Nó là loài còn sống duy nhất của họ Struthionidae, và chi Struthio. Chúng rất khác biệt về hình thể với cổ, chân dài và có thể chạy với tốc độ lên đến 65 km/giờ (40 dặm/giờ). Đà điểu được xem là loài chim còn sống lớn nhất và được chăn nuôi trên khắp thế giới. Tên khoa học của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Chim Lạc đà".
Đà điểu châu Phi nặng từ 90 đến 130 kg (200 đến 290 pound). Một số đà điểu trống đã được ghi nhận là có thể nặng đến 155 kg (340 pao). Đà điểu trống trưởng thành có lông chủ yếu là màu đen với một vài điểm trắng ở cánh và đuôi. Đà điểu mái và con non có màu xám nâu nhạt với vài đốm trắng. Đà điểu trống dùng đôi cánh nhỏ do thoái hóa của nó để múa gọi bạn tình và che chở cho đà điểu con. Bộ lông của chúng mềm và khác biệt so với lông vũ của loài chim bay. Vẫn còn những cái móng trên hai cánh của chúng. Cặp chân khỏe của chúng không có lông. Chân có hai ngón với một ngón lớn hơn trông giống như móng ngựa. Điểm độc đáo này giúp cho khả năng chạy của đà điểu. Với lông mi rậm và đen, cặp mắt của đà điểu lớn nhất trong các loài động vật trên cạn còn sống.
Ở độ tuổi trưởng thành (2–4 năm), đà điểu trống cao 1,8–2,7 m (6–9 ft), đà điểu mái 1,7–2 m (5,5–6,5 ft). Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng cao 25 cm (10 inch) mỗi tháng. Một năm tuổi đà điểu đạt trọng lượng 45 kg (100 pao).
* Hệ miễn dịch của đà điểu rất phát triển
Đà điểu là loài động vật sống hoang dã, chúng sống chủ yếu trên các sa mạc, các đồng cỏ của châu phi, châu mỹ, châu úc. Chúng sống thành từng bầy trên các sa mạc, các thảo nguyên vì vậy hệ miễn dịch của chúng rất phát triển, quanh năm sống ở ngoài trời mà không bị ốm. Ngày nay đà điểu đã được nuôi ở các trang trại nhưng chúng vẫn giữ được vẻ hoang dã và hễ miễn dịch vẫn rất phát triển
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin