Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
Cả hai bài thơ Tĩnh dạ tứ và Cảnh khuya đều khai thác hình ảnh ánh trăng thật đẹp và để lại trong ta những xúc động khôn nguôi. Hai ánh trăng ấy giống nhau bởi đều cùng mượn thiên nhiên- trăng để biểu lộ tình cảm một cách trực tiếp. Màu sắc trăng trong hai bài thơ còn đều mang thi vị Đường thi, đó là chất cổ điển làm đẹp, làm giàu lời thơ và hình ảnh trăng. Nhưng có lẽ điều làm nên ấn tượng riêng của hai ánh trăng là hoàn cảnh cũng như cách thể hiện tình cảm rất khác trong thi nhân. Ở tĩnh dạ tứ, ánh trăng ấy là ánh trăng buồn nhớ quê, là ánh trăng khắc khoải còn trong Cảnh khuya, ánh trăng ấy là thiên nhiên trữ tình ,thơ mộng của thi nhân với bao niềm hi vọng, lạc quan. Ngôn ngữ thơ trong thơ Lý Bạch được chắt lọc, dẫu giản đơn nhưng cũng rất tinh tế. Cảnh khuya của Hồ Chí Minh là ánh trăng nơi núi rừng VIệt Bắc trong thời gian đầu của kháng chiến chống Pháp với sự trực tiếp thể hiện tình cảm qua từ ngữ thuần Việt muôn phần giản dị. Và dẫu giống hay khác biệt, thì cả hai ánh trăng ấy đều đã khơi gợi bao xúc cảm trong lòng mỗi người bằng tình yêu chân thành thiết tha.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Sự kiện