1
0
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
14
8
Hạnh phúc – đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm, nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc: Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta. Bản thân tôi – Bé Thu – cũng vậy, ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương, đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi. Song, như cái chân lý ấy, hạnh phúc ngay trước mặt tôi – người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi…nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng. Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi: Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi…Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này
Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về. Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to: "Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!.
Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba "giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta, muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhõng nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rồi bỏ sang nhà ngoại. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trông tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế …Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…
Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại, bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh, những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình, trong đó có nhà tôi. Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng…Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ. Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc chả ngủ được, mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha. Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: "Thôi, ba đi nghe con!" Trong khoảng khắc ấy, tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: "Ba!" Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình. Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi 1 chút nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua…Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau. Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi, tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi. Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại…Đau đớn làm sao…
Giờ đây tôi đã khôn lớn, trưởng thành không còn trẻ nít, bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ, biết giúp ích cho đời. Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy, 1 khoảng trống khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu. Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng, tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm, kiên cường. Tôi không đơn độc, lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh, ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi, là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi…Có ba, tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình…
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
** Bạn tham khảo dàn ý và bài viết dưới đây nhé
A. Mở bài
- Giới thiệu bản thân
- Giới thiệu câu chuyện
B. Thân bài
- Từ nhỏ tôi đã không được gặp mặt ba, chỉ biết ba qua tấm ảnh.
- Có một lần mẹ tôi nói ba sắp về tôi vui mừng không tỏ xiết.
- Nhưng đó không phải là ba tôi, ông ấy có một vết sẹo dài trên mặt nhìn thấy sợ.
- Trong những ngày ông ấy ở nhà tôi đều không thích.
- Trong bữa cơm ông ấy gắp cho tôi một miếng trứng cá, tôi đã hất ra khỏi bát khiến cho ông ấy giận đáng tôi một cái.
- Tôi chạy qua nhà ngoại, rồi ngoại mới từ từ khuyên nhủ tôi rằng đó chính là ba của tôi nhưng vì chiến tranh đã khiến cho gương mặt của ông như vậy.
- Sáng hôm sau khi biết tin ba sắp phải đi tôi đã chạy về ôm chầm lấy ba. Tôi không biết đó lại là lần cuối cùng tôi được gặp ba.
C. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ
** Bài viết tham khảo
Hạnh phúc – đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm, nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc: Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta. Bản thân tôi – Bé Thu – cũng vậy, ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương, đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi. Song, như cái chân lý ấy, hạnh phúc ngay trước mặt tôi – người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi…nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng. Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi: Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi…Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này
Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về. Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to: "Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!.
Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba "giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta, muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhõng nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rồi bỏ sang nhà ngoại. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trông tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế …Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…
Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại, bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh, những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình, trong đó có nhà tôi. Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng…Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ. Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc chả ngủ được, mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha. Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: "Thôi, ba đi nghe con!" Trong khoảng khắc ấy, tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: "Ba!" Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình. Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi 1 chút nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua…Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau. Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi, tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi. Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại…Đau đớn làm sao…
Giờ đây tôi đã khôn lớn, trưởng thành không còn trẻ nít, bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ, biết giúp ích cho đời. Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy, 1 khoảng trống khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu. Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng, tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm, kiên cường. Tôi không đơn độc, lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh, ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi, là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi…Có ba, tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình…
Bảng tin
6
40
3
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha. Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân. Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Rút gọnMỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn ph... xem thêm