3432
4621
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
"Thành công hầu như hoàn toàn dựa trên sự nỗ lực và kiên trì. Thêm vào đó, nghị lực cần để thử một phương pháp khác hay một sự nỗ lực khác chính là bí mật của chiến thắng”. Thực vậy, nếu chúng ta muốn chạm đến đỉnh vinh quang của thành công, ta cần phải có nghị lực, sự kiên trì, không nản lòng, thoái chí khi gặp thất bại và xem thất bại là một bài học để cố gắng. Điều đó được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
Với những từ ngữ sinh động, ngắn gọn, súc tích. Câu tục ngữ đã để lại cho chúng ta ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Để hiểu được câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta điều gì, trước hết ta cần phải hiểu “Thất bại” là gì? “Thành công” là gì? “Thất bại” đó là khi chúng ta không đạt được kết quả như mong muốn hay nói đúng hơn đó là khi chúng ta không thể vượt qua những khó khăn chướng ngại để đạt được thành tựu mà mình đã đề ra, còn “Thành công” trái ngược với thất bại có nghĩa là khi chúng ta đạt được kết quả mĩ mãn như mong muốn được bản thân và xã hội công nhận và đánh giá cao. Từ đó ta có thể hiểu thất bại là yếu tố quan trọng tạo nên thành công hay nói đúng hơn thất bại chính là điều kiện, bài học giúp cho chúng ta đạt được thành công từ đó ông cha ta muốn khuyên con cháu đời sau khi gặp thất bại thì đừng vội nản lòng mà hãy xem thất bại đó trở thành bài học, động lực để rút kinh nghiệm cho những thành công sau này.
Không thể phủ nhận lời dạy bảo của cha ông ta quá chí lí chí tình. Vậy tại sao lại nói thất bại lại là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công? Ai cũng biết rằng trong cuộc sống, không mấy ai đạt được thành công mà chưa từng trải qua thất bại. Nhưng chính nhờ thất bại này mà ta mới có cơ hội nhìn lại những thiếu sót của bản thân mình để từ đó trau dồi thêm kiến thức để hoàn thiện thêm kỹ năng để làm lại từ đầu. Nếu không có thất bại ta sẽ mãi mãi không phát hiện ra những hạn chế của bản thân để thay đổi, để trở nên tốt hơn. Thất bại không phải là kẻ thù mà nó chính là cơ hội để ta rèn luyện, rút kinh nghiệm, bài học sau mỗi lần vấp ngã, có như vậy tỉ lệ thành công càng cao. Quan trọng hơn là thái độ của bạn với những khó khăn, thành công sẽ đến khi chúng ta biết trân trọng những thất bại, cố gắng bước tiếp. Không những vậy, thất bại còn là động lực thúc đẩy sự tìm tòi, học hỏi trong ta. Những người thực sự khát khao học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ ít ai chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh của họ bị tổn thương nhưng cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh họ để họ có thể thay đổi và trở nên xuất sắc hơn. Ngoài ra thất bại còn là cơ hội để rèn luyện đức tính quyết tâm, ý chí và nghị lực phi thường. Giúp ta thêm kiên cường rắn rỏi vững vàng hơn trong cuộc sống.
Trong thực tế có rất nhiều nhà khoa học trước khi có được những phát minh cho nhân loại họ đều phải trải nghiệm qua một thời gian dài. Chính sự sai lệch, thất bại đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ dẫn đến thành công. Như nhà nông học tiến sĩ Lương Đình Của để tạo một giống lúa mới có năng suất cao cho bà con nông dân, ông đã làm việc rất vất vả dưới điều kiện khắc nghiệt. Hằng này ông nội bì bõm dưới bùn từ sáng đến tối mịt. Không biết đã bao nhiêu cuộc thử nghiệm thất bại được thực hiện mà cuối cùng mới có thể tạo lại thành công loại giống lúa mới cho nhân dân. Như vậy thất bại không phải là điều đáng tự hào nhưng nó cũng không phải vô giá trị mà nó đã để lại những bài học để tiến tới thành công. Thật vậy, để có được thành công, ai cũng từng trải qua thất bại, không ai giành được thành công lớn ngay từ đầu. Để có được điểm mười tuyệt đối, chắc hẳn bạn đã làm sai dạng đó một vài lần. Trước khi cho ra đời những con tiện đẹp mắt, người thợ tiện cũng đã nhiều lần bị trầy xước ở bàn tay và tạo ra những con tiện có hình thù méo mó, sai kích thước. Những bậc vĩ nhân cũng vậy. A. Nobel từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Louis Pasteur cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Einstein - bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá “bê bết”... Với tất cả mọi người, dù là người thường hay bậc vĩ nhân, điều quan trọng là sau những thất bại, chúng ta nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp ta thực hành thành công.
Vậy làm thế nào để thực hiện lời dạy của cha ông xưa? Trước hết khi gặp thất bại bạn phải bình tĩnh ko được nản chí. Đừng vội nghĩ đó là kết thúc mà trái lại bạn phải quyết tâm hơn, cần tìm ra nguyên nhân thất bại để ko mắc sai lầm, vạch ra chiến lược và mục tiêu rõ ràng để thực hiện ước mơ của mình ko phải thất bại nào cũng dẫn đến thành công nếu thiếu tư duy nhẫn nại thì cũng khó thành công nhưng dù có ý chí mà nôn nóng, liều lĩnh thì cũng khó coa trái ngọt. Niềm tin vào thành công cũng cần có sự thực tế, nếu cứ mù quáng theo đuổi ước mơ viễn vong thì bạn sẽ gặp thất bại, những thất bại sẽ làm lãng phí thời gian, tiền bạc của con người. Hãy luôn lạc quan và mạnh mẽ, luôn tin rằng sau bóng tối sẽ là ánh sáng, vượt qua khó khăn ta sẽ có thành quả. Ta phải dám mạnh dạn thay đổi một lần nữa để chinh phục diều mà mình thất bại: không sợ thất bại, ko sợ vấp ngã mà phải kiên trì đến cùng với mục tiêu của mình.
Câu tục ngữ quả là một bài học giá trị cho những ai muốn thành công. Thế nhưng trong cuộc sống bên cạnh những người luôn nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện bản thân, khắc phục điểm yếu có lòng kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão chiến thắng nỗi sợ bản thân thì còn rất nhiều ngoài sẵn sàng nản lòng khi gặp thất bại. Đó là những kẻ hèn nhát ko dám đương đầu khó khăn thử thách những kẻ như thế sẽ ko bao giờ đạt được thành công trong cuộc sống. Chính vì vậy, câu tục ngữ chính là một hồi chuông để cảnh tĩnh cho những ai sợ thất bại. Đặc biệt là một số học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì chúng ta phải thấm nhuần đạo lý câu tục ngữ để lại, mỗi chúng ta phải tự dặn bản thân khi gặp khó khăn ko nên nản chí mà cố gắng vượt qua, củng cố niềm tin và sự nhẫn nại. Có như thế ta mới rèn luyện được ý chí, nghị lực và có đủ hành trang cho mình bước vào đời
Câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công” là một bài học quý giá cho tất cả chúng ta. Trên con đường lập nghiệp, đầy rẫy những khó khăn thử thách, phải có ý chí, bền vững chắc lòng thì mới biến thất bại trở thành động lực của thành công. Sau thất bại, ta hãy đứng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin