Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!
@nee.
Đoạn 1 là đoạn mở ra những ký ức và kỉ niệm của ngày tựu trường năm đầu tiên bước vào cánh cửa tri thức. Những câu văn thể hiện lại một phong cảnh mùa thu đầy thơ mộng và lúc đó một niệm tươi đẹp mở ra : một thế giới của tuổi thơ. Nhân vật Tôi hồi tưởng lại những dáng vẻ lúc ngày đầu đi học và những hình ảnh đấy làm người đọc như thấy lại đc hình ảnh của chính mình ngày đó. Đoạn đầu kè đoạn mở cũng chính là đoạn gợi ra những cảm xúc để bắt đầu bước tiếp vào câu truyện " Tôi đi học ".
Học tốt ^•^
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Hồi đầu năm lớp 7, học bài cổng trường mở ra, hẳn mỗi chúng ta không quên tấm lòng người mẹ biết bao bồi hồi xao xuyến trong ngày đầu dẫn con đi học. Người mẹ ấy bồi hồi xao xuyến vì đang được sống lại những kỉ niệm ngày đầu tiên cắp sách đến trường: "Hằng năm cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp...". Câu văn đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ trong sáng ấy đã ngân nga, trầm bổng trong lòng người mẹ và vương vấn khôn nguôi trong tâm trí học sinh chúng ta. Nhiều bạn thắc mắc: đó là vãn của ai, ở trong tác phẩm nào ? Giờ đây, vào ngay trang đầu của sách Ngữ văn 7, chúng ta tìm được xuất xứ và tác giả của câu văn ấy. Thú vị quá! Thú vị hơn nữa là, qua truyện ngắn đậm chất hồi kí Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh, chúng ta được sống lại những kỉ niệm tuổi thơ mơn man, trong sáng ở buổi tựu trường đầu tiên.
Ngay mấy dòng đầu tác phẩm, nhà văn đã so sánh một cách ấn tượng: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và mến thương. Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ ngày đầu tiên tới trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ, tình cảm xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên.
Trên con đường cùng mẹ tới trường, nhân vật "tôi" - cậu bé lớp năm, lớp đầu cấp tiểu học ấy - đã nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình thế nào ? Buổi mai ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh... Con đường làng dài và hẹp vốn rất quen thuộc, tự nhiên cậu bé thấy lạ, thấy cảnh vật xung quanh đều thay đổi. Vì sao vậy ? Vì chính "lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học". Đối với một em bé mới chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn,... đi học quả là một sự kiện lớn, một đổi thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Vì thế "tôi" cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay. Vì thế, "tôi" muốn thử sức mình, xin mẹ cho được cầm bút, thước như các bạn khác. Một ý nghĩ non nớt, ngây thơ nảy nở trong đầu: "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước". Ý nghĩ ấy thoáng qua... nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi. Lại một so sánh thú vị nữa ! Ý nghĩ của một em nhỏ mới cắp sách tới trường muốn nhận thức về một nhiệm vụ trong cuộc sống, được mường tượng trong hình ảnh "một làn mây lướt ngang trên ngọn núi" như muốn biểu hiện nét dịu dàng, trong sáng và khát vọng vươn tới của một tâm hổn trẻ thơ .
Bằng câu chuyện của mình, qua từng dòng chữ giàu chất thơ, ta đều cảm nhận được tình cảm, tâm hồn chân thật của tác giả về cái “ngày quan trọng” ấy nó không gò bó, gượng ép mà hết sức tự nhiên thấm vào lòng người. Tác giả Thanh Tịnh thực sự đã thành công với những biệt tài sử dụng linh hoạt những hình thức nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm. Có thể khẳng định rằng, câu truyện cùng tên tuổi của tác giả sẽ sống mãi trong trái tim của các thế hệ độc giả và mai sau .
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
Bảng tin