Hoidap247.com - Hỏi đáp online nhanh chóng, chính xác và luôn miễn phí

logo

loading

Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội?



Mẫu 01

Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật truyền cảm hứng mạnh mẽ cho em là chị Hương - nhân vật trong tác phẩm "Chị Hương và những điều chưa kể" của nhà văn Trần Thị Trường. Chị là một người phụ nữ hết lòng yêu thương, chăm sóc gia đình và cộng đồng. Chị Hương không chỉ là một người mẹ, người vợ gương mẫu, mà còn là một cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh, nhất là khi họ gặp khó khăn. Điều khiến em cảm phục là chị luôn biết cách đối diện với những thử thách trong cuộc sống bằng một thái độ tích cực và lạc quan, truyền cảm hứng cho những người khác sống yêu thương và chia sẻ.

   Qua nhân vật này, em học được rằng sống không chỉ là lo cho bản thân, mà còn phải biết quan tâm đến người khác, không ngừng học hỏi, phát triển và giúp đỡ cộng đồng. Chị Hương cũng là hình mẫu cho em về sự kiên cường, về lòng yêu thương vô bờ bến dành cho gia đình và xã hội. Đọc tác phẩm này, em nhận ra rằng để trở thành người có ích cho xã hội, trước hết cần phải nuôi dưỡng tình yêu thương và sự chia sẻ trong lòng.

Mẫu 2

Nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố là một biểu tượng sâu sắc của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. Chị Dậu được miêu tả là người phụ nữ nông dân nghèo khổ, chịu đựng nhiều áp bức và bất công từ xã hội phong kiến thời bấy giờ. Tuy nhiên, chị lại sở hữu một tâm hồn mạnh mẽ và một ý chí kiên cường không khuất phục trước số phận.

 

Chị Dậu thể hiện tình thương vô bờ bến dành cho chồng và con cái, sẵn sàng hy sinh và chấp nhận những đau khổ để bảo vệ gia đình mình. Điểm nổi bật nhất của chị Dậu là sự vùng lên mạnh mẽ trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", khi chị đã dám đứng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình. Hành động này không chỉ thể hiện lòng dũng cảm mà còn là biểu hiện của tinh thần đấu tranh chống lại sự áp bức, bất công.

 

Chị Dậu cũng là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, luôn yêu thương và quan tâm đến chồng. Nhưng khi hoàn cảnh đẩy đến bước đường cùng, chị đã thể hiện sức mạnh tiềm ẩn, sẵn sàng đánh đổ mọi rào cản để bảo vệ những người thân yêu của mình.

 

Qua nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã phản ánh một cách chân thực và sâu sắc cuộc sống cùng khổ của người nông dân dưới ách thống trị của chế độ phong kiến, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục đối với sức mạnh nội tâm và ý chí phản kháng của người phụ nữ. Chị Dậu không chỉ là một nhân vật tiêu biểu trong văn học mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai đang tìm kiếm sức mạnh để vượt qua khó khăn và đấu tranh cho công lý.

Mẫu 3

 Mỗi tác phẩm văn học trong thế giới văn chương đều mang đến cho người đọc những thông điệpvà bài học ý nghĩa, sâu sắc. Có thể, đó chính là bài học về lối sống tích cực, bài học về tinh thần trách nhiệm với xã hội, hay đó là bài học khơi dậy về ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc,… Nhưng, để đem đến cho bạn đọc những thông điệp quý giá ấy thì chắc hẳn, yếu tố nhân vật trong mỗi tác phẩm phải được đảm bảo và chỉnh chu, toàn vẹn. Chính các nhân vật xuất hiện trong các tác phẩm đã góp lan toả ý nghĩa của tác phẩm, bên cạnh đó, mỗi nhân vật còn góp phần truyền cảm hứng tới cho người đọc qua chính số phận, cuộc sống của họ.

 Qua các tác phẩm em đã được đọc và học trên lớp, em ấn tượng nhất với nhân vật cụ Bơ – men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O Hen-ri. Trước hết, tác giả người Mĩ O Hen-ri là nhân vật nổi tiếng với những tác phẩm thể hiện tinh thần nhân đạo, tình yêu thương và sự đồng cảm với những con người nghèo khổ. Bởi lẽ trước đó ông cũng đã từng trải qua rất nhiều thăng trầm, khó khăn trong cuộc sống. “Chiếc lá cuối cùng” là một truyện ngắn thấm đẫm tinh thần nhân văn mang đầy ý nghĩa nhân đạo, tác phẩm thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự sống, đồng thời khẳng định giá trị nhân văn cao cả của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật cụ Bơ-men.

      Cụ Bơ – men là một hoạ sĩ nghèo, với công việc làm mẫu vẽ cho những người hoạ sĩ khác để kiếm sống qua ngày. Suốt bao năm với nghề, cụ luôn ao ước vẽ được một kiệt tác riêng cho đời. Cụ sống là muốn cống hiến cho nghệ thuật, cụ là một nghệ sĩ thực thụ, chân chính, hướng tới con người và vì con người. Để tạo nên một nhân vật truyền cảm hứng tới cho bạn đọc, nhà văn Mĩ O Hen-ri đã đặt nhân vật cụ Bơ – men bên cạnh những nhân vật khác, trong đó có cô gái trẻ Giôn-xi. Truyện kể rằng, mùa đông năm ấy, Giôn – xi bị bệnh xưng phổi, chẳng sống được trong bao lâu. Cô dần như hết niềm tin vào cuộc sống, tuyệt vọng, rơi vào trang thái suy sụp. Cô nhóm một chút niềm tin của mình vào những chiếc lá thường xuân ở bức tường đối diện căn phòng của mình. Cô tin rằng, khi nào chiếc lá cuối cùng rơi, khi đó cô cũng chính thức lìa đời. Biết được suy nghĩ sai lệch và kì quặc của cô gái cụ Bơ – men như muốn giúp cô lấy lại niềm tin vào sự sống. Cụ “hét lên”,”quát to” rồi sau đó lại dịu dàng: “Chà, tội nghiệp cô bé Giôn – xi”. Khi chỉ còn vài chiếc lá còn sót lại, mặc thời tiết có khó khăn, cụ đã vẽ một chiếc lá thường xuân vào bức tường để níu lại một chút niềm tin, niềm hi vọng sống cho cô gái trẻ. Cụ sẵn sàng dùng cả tính mạng của bản thân để đổi lấy sự sống cho cô gái còn bao nhiêu hoài bão và ước mơ chưa thực hiện được. Chính sự hi sinh cao cả, âm thầm và lặng lẽ; chính lòng nhân hậu và vị tha của cụ đã là nguồn động lực để Giôn – xi tiếp tục niềm hi vọng được sống. Không chỉ vậy, nhân vật cụ Bơ – men còn là nhân vật truyền cảm hứng về lối sống tích cực tới cho người đọc và cũng chính là nhân vật đã truyền cảm hứng đó tới cho em.

   Chiếc lá mà cụ Bơ – men vẽ trong đêm mưa bão đã trở thành kiệt tác mà cụ hằng mơ ước. Tác phẩm hội hoạ về lòng bao dung, nhân hậu và nhân văn cao cả. Đồng thời, chính hành động vẽ chiếc lá thường xuân của cụ, đã hướng người đọc và cả bản thân em tới lối sống tích cực. Mong được sống, được ước mơ, được thực hiện những hoài bão, được yêu thương, được trưởng thành và được cống hiến. Sự cống hiến hết mình của cụ cho hội hoạ đã khơi dậy khát vọng cống hiến cho em về con đường mà mình đang bước đi, đang theo đuổi.

    Như vậy, qua đây chính nhân vật cụ Bơ – men là nhân vật để lại trong em những ấn tượng và cũng là nhân vật đã truyền cảm hứng cho em hướng về lối sống tích cực, khơi dậy khát vọng cống hiến hết mình cho đời, cho cuộc sống và cho công việc. Cụ Bơ – men sẽ là nhân vật góp phần giúp em tiếp tục cố gắng trên con đường học tập. Chiếc lá mà cụ vẽ đã đem đến cho em niềm tin và hi vọng về cuộc sống nhiệm màu. Bản thân em sẽ cố gắng hơn nữa trong công việc học tập của bản thân hiện tại và trong tương lai. Trở thành một công dân cho ích cho xã hội, cho cộng đồng và Tổ quốc mai sau.

Mẫu 4

Trong các tác phẩm văn học, những nhân vật đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước là:

- Anh thanh niên trong tác phẩm ''Lặng lẽ Sa Pa'' của nhà văn Nguyễn Thành Long: Anh là chân dung cuộc sống, là đại diện cho lớp trẻ cống hiến sức mình cho xã hội, là đại diện cho lớp người có khát vọng cống hiến và phát triển đất nước, sống có trách nhiệm với bản thân, công việc và cả xã hội, là đại diện của những con người có lối sống tích cực khi tự tạo cho bản thân một cuộc sống đầy đủ trên đỉnh núi Yên Sơn và sự tích cực với công việc và độ cao mà mình đang làm việc.

- Phương Định trong tác phẩm ''Những ngôi sao xa xôi'' của nhà văn Lê Minh Khuê: Cô gái bé nhỏ nhưng không hề nhỏ bé, mang trong mình sức trẻ, đến với tuyến đường Trường Sơn - nơi diễn ra những cuộc thả bom dữ dội,.. Phương Định đã luôn có lối sống tích cực, lạc quan mặc khó khăn gian khổ, luôn hết mình cống hiến cho đất nước.

Mẫu 5

   “Văn học là nhân học”-M.Gorki, điều này thật quả không sai. Văn học không chỉ là một môn học mà là một thế giới khác, thế giới của nội tâm, của những điều thầm kín, sâu sắc và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Mục đích cuối cùng của văn học là đã truyền cảm hứng, hướng chúng  tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội.Trong những tác phẩm đã đọc, đã học thì tác phẩm mà em ấn tượng nhất, truyền cảm hứng lớn nhất đến em là tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long. Nguồn cảm hứng sống cống hiến mãnh liệt của anh thanh niên khiến em càng thấm thía câu  “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
      “Lặng lẽ Sa Pa” là đứa con tinh thần được Nguyễn Thành Long thai nghén sau chuyến đi thức tế lên vùng núi Sa Pa vào mùa hè năm 1970 và được in ttrong tập “Giữa trong xanh”, xuất bản năm 1972. Với nhân vật chính là anh thanh nhiên làm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn, nhân vật truyền cảm hứng qua lối sống, quan điểm sống và câu chuyện làm nghề của anh.
    "Lặng lẽ Sa Pa" là một truyện ngắn xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ giữa các nhân vật trên chuyến xe lên Sa Pa. Trên chuyến xe ấy, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ được bác lái xe giới thiệu cho một nhận vật đặc biệt, một người thanh niên trẻ “thèm người”. Đó là anh thanh niên trẻ làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, sống và làm việc trong điều kiện khắc nghiện và cô đơn. Nhưng anh lại luôn vui vẻ, yêu nghề và có trách nhiệm cao trong công việc. Qua cuộc trò chuyện, họ hiểu hơn về cuộc sống và công việc thầm lặng của anh. Anh thanh niên chia sẻ về niềm đam mê với công việc, về những khó khăn và niềm vui khi được cống hiến. Anh cũng kể về những người khác đang âm thầm làm việc ở Sa Pa, như ông kỹ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét... Tất cả đều là những con người sống lặng lẽ nhưng đầy nhiệt huyết và trách nhiệm. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ông họa sĩ và cô kỹ sư. Ông họa sĩ cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh niên và muốn vẽ chân dung anh, còn cô kỹ sư thì tìm thấy động lực và niềm tin vào cuộc sống. Truyện ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng, sống có lý tưởng và cống hiến hết mình cho công việc, dù ở nơi xa xôi, heo hút. Qua đó, tác phẩm gửi gắm thông điệp về ý nghĩa của lao động và sự cống hiến trong cuộc sống.
   Em yêu mến và ấn tượng với nhân vật anh thanh niên trước hết là bởi tình yêu nghề của anh. Anh là một người thanh niên trẻ, hai mươi bảy tuổi, nhưng lại sẵn sàng cô độc ở đỉnh núi cao chót vót, lạnh lẽo quanh năm này để làm công việc  nhàm chán và vất vả. Nhưng anh lại không cho là như vậy " Vả, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?", ". Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất."” Anh cho rằng công việc với anh là đôi, thế nên không thể nói là anh đang làm việc một mình được. Và anh biết công việc của anh quan trọng đối với anh em ngoài tiền tuyến kia " Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia"”. Thế nên anh không bao giờ thấy công việc của mình nhàm chán hay vất vả. Anh yêu nghề của anh vì anh thấy công việc của anh làm rất ý nghĩa, quan trọng nên anh trân trọng công việc của anh, coi công việc như là một người bạn luôn có đôi với mình. Đó là một tình yêu hiếm có ở một người thanh niên trẻ. Hãy nhìn chúng ta bây giờ đi, có bao nhiêu người trẻ trong số chúng ta có ước mơ, có bao nhiêu người có đam mê, hoài bão và có bao nhiêu người có thể vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi những mơ ước, hoài bão đó đến cùng. Hay thực chất là chúng ta đang tồn tại, đang vật vờ như một cái máy làm theo những gì đã được lập trình những công việc phải làm trong ngày; sống theo mong muốn, mơ ước của người khác hay thậm chí là chẳng biết mình phải làm gì,tại sao mình lại tồn tại. Hiện thực cho thấy người trẻ hiện nay đang sống một cách tồn tại và bấu víu chứ không còn là sống ý nghĩa nữa. Tình yêu nghề ấy của anh thanh niên đã khiến em cần phải nhìn lại chính mình để tự hỏi bản thân mình yêu thích điều gì? Mình có ước mơ gì? Mình đang sống hay đang tồn tại?
         Anh thanh niên yêu nghề như vậy bởi trong anh có một lí tưởng sống cao đẹp, sống để cống hiến. Anh có tình yêu nước, yêu Tổ quốc, anh muốn được ra chiến trường cùng anh em quyết tâm, quyết tử vì Tổ quốc. Nhưng như Bác đã từng nói " người nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình " và công việc phù hợp với năng lực của anh đó chính là công việc khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao chót vót. Đỉnh Yên Sơn cô độc và lạnh lẽo nhưng chẳng thể nào làm trái tim anh có chút nào buồn bã hay sợ hãi. Vì trong trái tim ấy là tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương và là khát khao được cống hiến, được giúp nhỏ bé của bản thân mình vào công cuộc chiến đấu vì độc lập ,tự do. Thế nên công việc có gian khó, vất vả đến đâu anh cũng cố sức mình hoàn thành đến cùng " Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy."Gian khổ vất vả là thế nhưng tình yêu nước đã khiến anh quên đi tất cả, tình yêu nghề khiến anh càng trân trọng những công việc mình đang làm. Nhìn anh thanh nhiên, em đặt ra một câu hỏi " Thời bình chúng ta ngày nay phải sống thế nào để cống hiến". Đó là sống có đạo đức, sống có lí tưởng, sống có mục đích, sống có kỉ luật. Chúng ta được hưởng sự hòa bình được đánh đổi bằng sự hi sinh của các thế hệ đi trước nên cần biết trân trọng, biết gìn giữ nên hòa bình ấy. Hãy sống có ý nghĩa, hãy dừng những phút giây xem những đoạn video vô nghĩa, hãy ngừng nghe những câu chuyện mà thay vào đó là đọc sách, giao tiếp xã hội, hãy học lịch sử, trau dồi văn hóa. Bởi lẽ "Văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất." - cố  Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Biết gìn giữ văn hóa dân tộc là cũng là một sự cống hiến.
    Xã hội càng hiện đại, càng phát triển, càng hiện đại, thoải mái dường như con người lại càng gặp những vấn đề, căn bệnh “hiện đại”.Và một trong số đó là overthinking-hội chứng suy nghĩ quá mức. Nhưng anh thanh niên trẻ thì khác,dù phải sống một mình, lại cô độc ở nơi cô quạnh, lạnh lẽo nhưng anh vẫn sống rất lạc quan, yêu đời. Anh vẫn trồng hoa “Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong…” , vẫn sống gọn gàng ngăn nắp, biết nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần”“Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách.” Cuộc sống và làm việc của anh đối với nhiều người chúng ta có thể gọi là nhàm chán nhưng anh thanh niên lại tự biết cách làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống của anh vừa ngăn nắp, vừa màu sắc và đủ đầy. Trong khi đó chúng ta được sống trong hòa bình, được sống cùng gia đình, sống đủ đầy, được đi học, vui chơi thì lại tự tạo cho mình những áp lực, những suy nghĩ để rồi tiêu cực, cực đoan mà khiến cho tinh thần, tình yêu đời, yêu sống của mình héo úa lụi tàn.
      Anh thanh niên của Nguyễn Thành Long đã truyền cảm hứng cho em như thế đó. Sau khi đọc tác phẩm, em biết mình phải sống có lí tưởng, có ý nghĩa và sống một cách thật xứng đáng là một cuộc sống chứ không phải là tồn tại. Và hơn cả, đó là sống sao cho đẹp và cũng trở thành một ngọn lửa truyền cảm hứng tới những người còn chưa tìm được lí tưởng sống cho riêng mình.

Mẫu 6

Trong các tác phẩm đã đọc, mỗi nhân vật đều truyền cho chúng ta những cảm hứng nhất định. Nhưng để lại cho em nhiều ấn tượng, hướng đến lỗi sống tích cực, có trách nhiệm đồng thời khơi dậy khát vọng cống hiến cho đất nước đó là Phương Định nhân vật chính trong " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê. Phương Định là một cô thanh niên xung phong với nhiệm vụ vô cùng khó khăn đó là phải san lấp những hố bom trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc này lúc nào cũng rình rập sự nguy hiểm. Nhưng nếu không có nó thì những chuyến xe sẽ không thể nào thông qua được.  Nhiệm vụ ấy, phải là những người gan dạ mới có thể làm được bởi hiểm nguy luôn rình rập và cùng với đó là đất bụi dặm trường. Nhưng giữa khói bom, đất bụi, Phương Định vẫn giữ được vẻ đẹp và sự trẻ trung của mình. Phương Định là một cô gái trẻ cũng mang trong mình nhiều điều mơ mộng. Nét nổi bật và cũng là điểm hấp dẫn nhất của Phương Định với người đọc chúng ta là tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, là sự hồn nhiên như trẻ thơ của cô. Cô là cô gái Hà Nội vào chiến trường khói lửa, chị vẫn hay nhớ nhà, nhớ những kỉ niệm tuổi thơ. Dù trong hoàn cảnh nào thì cô gái đó cũng luôn luôn kiên định, dũng cảm không sợ hiểm nguy. Hình ảnh tuyệt đẹp của những cô gái thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Phương Định, tuy chỉ là một ngôi sao bé nhỏ, nhưng sẽ luôn tỏa sáng, sáng lấp lánh trên bầu trời Việt Nam. 


0 cảm nhận
``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.