Hoidap247.com - Hỏi đáp online nhanh chóng, chính xác và luôn miễn phí

logo

loading

Gợi ý đáp án cấp tiểu học “Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?” (bài 2)



Câu hỏi 1: Cấu tạo bên ngoài của mắt bao gồm?
A. Mi mắt, giác mạc, lông mi, võng mạc.
B. Lông mi, dịch kính, thủy dịch, đồng tử.
C. Hắc mạc, đồng tử, dịch kính, mi mắt.
D. Lông mi, mi mắt, đồng tử, giác mạc.
Đáp án: D. Lông mi, mi mắt, đồng tử, giác mạc.
Câu hỏi 2: Nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực là?
A. Tật khúc xạ học đường
B. Dụi mắt
C. Không thường xuyên nhỏ mắt
D. Bụi bay vào mắt.
Đáp án: A. Tật khúc xạ học đường
Câu hỏi 3: Mắt chính thị là mắt?
A. Ảnh của vật rơi vào phía sau võng mạc, hình ảnh rõ nét khi nhìn vật ở xa.
B. Ảnh của vật rơi đúng trên võng mạc cho thấy hình ảnh rõ ràng, sắc nét.
C. Ảnh của vật rơi vào phía trước võng mạc, hình ảnh rõ nét khi nhìn vật ở gần.
D. Ảnh của vật rơi đúng trên võng mạc, cho thấy hình ảnh không rõ nét.
Đáp án: B. Ảnh của vật rơi đúng trên võng mạc cho thấy hình ảnh rõ ràng, sắc nét
Câu hỏi 4: Thị lực là?
A. Thị lực là một khả năng của hệ thống thị giác cho phép bạn có thể nhìn rõ và nhận biết được các sự vật xung quanh. 
B. Thị lực giúp chúng ta nhận biết hình ảnh và phân biệt các kích thước và hình dáng sự vật nằm trong không gian. 
C. Thị lực phụ thuộc vào cả yếu tố quang học và thần kinh.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Câu hỏi 5: Nguyên nhân hàng đầu gây nên mù lòa là? 
A. Mắt va chạm vào vật thể lạ.
B. Đục thủy tinh thể.
C. Ngủ không đủ giấc.
D. Không thường xuyên luyện tập mắt.
Đáp án: B. Đục thủy tinh thể
Câu hỏi 6: Trong bệnh lý viễn thị là ảnh của vật hội tụ
A. Đúng võng mạc
B. Sau võng mạc
C. Trước võng mạc
D. Tất cả đáp án đều đúng.
Đáp án: B. Sau võng mạc
Câu hỏi 7: Khi mắc phải tật khúc xạ chúng ta nên?
A. Đeo kính thường xuyên để tránh tăng độ.
B. Thức khuya sử dụng điện thoại.
C. Học bài nơi không có đủ ánh sáng.
D. Nghỉ ngơi không điều độ.
Đáp án: A. Đeo kính thường xuyên để tránh tăng độ
Câu hỏi 8: Hình minh họa dưới đây chỉ loại tật khúc xạ nào?

A. Bình thường
B. Loạn thị
C. Cận thị
D. Viễn thị
Đáp án: B. Loạn thị
Câu hỏi 9: Biểu hiện của bệnh lý viêm bờ mi?
A. Tình trạng bờ mi mắt bị viêm.
B. Xuất hiện cảm giác ngứa, khó chịu.
C. Xuất hiện triệu chứng đỏ và phù.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D. Tất cả đều đúng
Câu hỏi 10: Bệnh lý chắp, lẹo biểu hiện như thế nào?
A. Những ổ sưng đột ngột khu trú ở mi mắt.
B. Mỏi mắt.
C. Chỉ nhìn rõ vật ở xa.
D. Chỉ nhìn rõ vật ở gần.
Đáp án: A. Những ổ sưng đột ngột khu trú ở mi mắt.
Câu hỏi 11: Hình ảnh sau đây gợi ý bệnh lý?
A. Lác/lé
B. Cận thị
C. Viễn thị
Loạn thị
Đáp án: A. Lác/lé
Câu hỏi 12: Những biện pháp nào dưới đây không nên làm khi sơ cứu bị bỏng mắt do hóa chất?
A. Rửa mắt ngay lập tức bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lí.
B. Không dụi mắt, không băng bó mắt.
C. Tháo kính áp tròng nếu có
D. Dừng rửa mắt sớm ngay sau khi thấy đỡ đau, không cần loại bỏ hết hóa chất.
Đáp án: D. Dừng rửa mắt sớm ngay sau khi thấy đỡ đau, không cần loại bỏ hết hóa chất..
Câu hỏi 13: Chủ đề ngày thị giác thế giới năm 2024 là gì?
A. Ưu tiên chăm sóc người lớn tuổi.
B. Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em.
C. Chăm sóc mắt cho nhân viên văn phòng.
D. Hãy bảo vệ đôi mắt của bạn mọi lúc mọi nơi.
Đáp án: B. Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em
Câu hỏi 14: Theo em, cần làm gì để bảo vệ đôi mắt của mình?
A. Đọc sách báo ở nơi không đủ ánh sáng.
B. Chơi game xuyên đêm.
C. Chơi và vận động ngoài trời, nơi có ánh sáng tự nhiên.
D. Dụi mắt khi thấy mỏi.
Đáp án: C. Chơi và vận động ngoài trời, nơi có ánh sáng tự nhiên
Câu hỏi 15: Theo em, hoạt động nào nào sau đây góp phần bảo vệ mắt?
A. Luyện tập mắt thường xuyên.
B. Thăm khám, kiểm tra thị lực định kì.
C. Ngồi học đúng tư thế.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Đáp án: D. Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu hỏi 16: Theo em, hoạt động nào sau đây giúp mắt dễ chịu, giảm mỏi mắt?
A. Nhìn vào cây xanh, từ từ nhắm - mở mắt.
B. Nhìn liên tục vào màn hình điện thoại.
Dụi mắt liên tục.
Đặt tay lên mắt.
Đáp án: C. Nhìn vào cây xanh, từ từ nhắm - mở mắt
Câu hỏi 17: Mắt có tật khúc xạ nào?
A. Cận thị, viễn thị, loạn thị.
B. Cận thị, viễn thị, đau mắt đỏ.
C. Cận thị, loạn thị, lẹo.
D. Viễn thị, viêm bờ mi, đau mắt đỏ.
Đáp án: A. Cận thị, viễn thị, loạn thị.
Câu hỏi 18: Khi bị đau mắt đỏ, hành động nào không nên làm để tránh lây lan bệnh?
A. Không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác.
B. Dụi mắt, chạm tay vào mắt.
C. Rửa tay thường xuyên
D. Không dùng bể bơi chung.
Đáp án: C. Dụi mắt, chạm tay vào mắt
Câu hỏi 19: Khi bạn em bị chấn thương mắt, em cần làm gì?
A. Băng bó mắt cho bạn ngay lập tức.
B. Rửa mắt cho bạn bằng nước muối sinh lí.
C. Khuyên bạn (hoặc cùng bạn) đến gặp ngay nhân viên y tế hoặc thầy cô giáo để được nhận trợ giúp.
D. Khuyên bạn đeo kính để tránh chấn thương tiếp.
Đáp án: C. Khuyên bạn (hoặc cùng bạn) đến gặp ngay nhân viên y tế hoặc thầy cô giáo để được trợ giúp
Câu hỏi 20: Nhãn cầu (cầu mắt) nằm ở đâu?
A. Võng mạc.
B. Trong hốc mắt của xương sọ.
C. Dưới mi mắt.
D. Cạnh đuôi mắt.
Đáp án: B. Trong hốc mắt của xương sọ
Câu hỏi 21: Bộ phận nào trong cơ quan thị giác có chức năng nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu thần kinh?
A. Dịch kính
B. Dây thần kinh thị giác
C. Thủy tinh thể
D. Võng mạc.
Đáp án: B. Dây thần kinh thị giác
Câu hỏi 22: Mục đích chính của việc đo thị lực ở học sinh là?
A. Giúp mắt đỡ mỏi.
B. Xác định các bệnh lí về mắt.
C. Để xác định mức độ cận thị/viễn thị/loạn thị ở học sinh.
D. Đưa ra các biện pháp bảo vệ mắt.
Đáp án: C. Để xác định mức độ cận thị/viễn thị/loạn thị ở học sinh
Câu hỏi 23: Để phát hiện suy giảm thị lực, chúng ta có thể?
A. Kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực
B. Nhìn vật từ xa xem có rõ không.
C. Nhìn vật ở gần xem có rõ không.
D. Dụi mắt.
Đáp án: A. Kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực
Câu hỏi 24: Để giảm nguy cơ mắc cận thị học đường, các em cần làm?
A. Thức đêm thường xuyên.
B. Sử dụng điện thoại hơn 3 tiếng mỗi ngày.
C. Đảm bảo có đủ ánh sáng khi học tập.
D. Không luyện tập bài tập về mắt.
Đáp án: C. Đảm bảo có đủ ánh sáng khi học tập
Câu hỏi 25: Nếu một người nhìn thấy hình bị méo hoặc bị mờ, cả khi nhìn xa lẫn nhìn gần, có thể đây là dấu hiệu của?
A. Cận thị.
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Lão hóa.
Đáp án: C. Loạn thị
Câu hỏi 26: Một trong những tác hại nghiêm trọng của cận thị nặng là?
A. Không nhìn rõ vật ở xa.
B. Có thể gây biến chứng bong võng mạc dẫn đến mù lòa.
C. Đeo kính thường xuyên.
D. Dễ mỏi mắt.
Đáp án: B. Có thể gây biến chứng bong võng mạc, dẫn đến mù lòa
Câu hỏi 27: Tật khúc xạ nào sau đây có thể gây ra tình trạng lé (lác) mắt?
A. Cận thị
B. Viễn thị
C. Loạn thị
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng
Câu hỏi 28: Dấu hiệu ban đầu để phát hiện trẻ bị lé (lác) là?
A. Trẻ luôn có cảm giác mỏi mắt liên tục.
B. Trẻ thường nhìn mờ khi nhìn gần.
C. Trẻ thường nhìn mờ khi nhìn xa.
D. Trẻ cảm thấy đau mắt, mắt sưng đỏ.
Đáp án: C. Trẻ thường nhìn mờ khi nhìn xa
Câu hỏi 29: Biểu hiện nào sau đây thường gặp ở người bị đục thủy tinh thể?
A. Nhìn rõ mọi vật.
B. Mắt sưng đỏ, phù.
C. Mắt nhìn mờ dần và mất khả năng nhìn rõ
D. Chỉ nhìn rõ vật ở xa.
Đáp án: C. Mắt nhìn mờ dần và mất khả năng nhìn rõ
Câu hỏi 30: Hình ảnh sau đây gợi ý bệnh lý?

A. Cận thị.
B. Đục thủy tinh thể.
C. Đau mắt đỏ.
D. Viêm bờ mi.


``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.