Câu 1. Những hành vi nào của người điều khiển xe đạp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
A. Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính).
B. Đội mũ bảo hiểm.
C. Đi đúng làn đường dành cho xe đạp và cho xe thô sơ.
Câu 2. Khi nhìn thấy các bạn của mình đang điều khiển xe đạp đi dàn hàng ngang ngoài đường, em sẽ làm gì?
A. Khen các bạn dàn hàng ngang đẹp.
B. Tham gia dàn hàng ngang cùng các bạn cho vui.
C. Nhắc nhở, khuyên nhủ các bạn không nên đi xe đạp dàn hàng ngang ngoài đường
Câu 3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông dưới đây có ý nghĩa như thế nào?
A. Người tham gia giao thông ở tất cả các hướng đều phải dừng lại.
B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.
C. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển được tiếp tục di chuyển.
Câu 4. Em đang dừng xe đạp tại ngã tư đường theo tín hiệu đèn giao thông màu đỏ. Chú cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh cho các phương tiện hướng của em di chuyển. Trong khi đó, đèn tín hiệu giao thông vẫn bật màu đỏ. Em sẽ làm gì?
A. Di chuyển theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
B. Tiếp tục dừng lại chờ đèn tín hiệu giao thông bật màu xanh.
C. Cả hai ý trên.
Câu 5. Tai nạn giao thông có thể dẫn đến hậu quả gì?
A. Gây thương vong về người.
B. Phá hủy về tài sản.
C. Cả hai ý trên.
Câu 6. Những hành vi nào của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể dẫn đến tai nạn giao thông?
A. Tuân thủ biển báo, tín hiệu điều khiển giao thông.
B. Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định.
C. Vượt quá tốc độ cho phép.
Câu 7. Để điều khiển xe rẽ vào một ngõ nhỏ mà em không quan sát được người và phương tiện đi lại trong ngõ, em sẽ làm gì?
A. Tiếp tục điều khiển với tốc độ như bình thường và rẽ khi nào em muốn.
B. Đi chậm, đưa ra tín hiệu chuyển hướng, quan sát cẩn thận, khi thấy đủ điều kiện an toàn thì mới điều khiển xe đạp chuyển hướng.
C. Tăng tốc độ và nhanh chóng điều khiển xe đạp chuyển hướng.
Câu 8. Đang điều khiển xe đi trên đường, em thấy một chiếc xe cần cẩu to đang dừng, đỗ chiếm hết phần đường em đang đi. Để tiếp tục di chuyển, em cần làm gì để đảm bảo an toàn?
A. Tiếp tục di chuyển như bình thường để vượt qua chiếc xe cần cẩu.
B. Tăng tốc thật nhanh để vượt qua chiếc xe cần cẩu.
C. Giảm tốc độ, quan sát cẩn thận, khi nhận thấy đủ điều kiện an toàn thì tiếp tục di chuyển để vượt qua chiếc xe cần cẩu.
Câu 9. Những hành vi nào không an toàn khi tham gia giao thông đường thủy (phà, tàu, thuyền…)?
A. Chen lấn, xô đẩy để lên, xuống tàu, thuyền nhanh nhất có thể.
B. Chạy, nhảy, đùa nghịch với các bạn trên tàu, thuyền.
C. Cả hai ý trên.
Câu 10. Trong lúc đang ngồi trên thuyền (ghe) đến trường, một người bạn ngồi cùng thuyền đùa nghịch, té nước vào em, em sẽ làm gì?
A. Té nước lại vào bạn.
B. Nhắc nhở bạn giữ trật tự, không được nghịch ngợm khi ngồi trên thuyền.
C. Để bạn thích làm gì thì làm.
PHẦN B: VIẾT
Đề bài: Những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn.
Trả lời:
*Bài tham khảo số 1:
Xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều loại xe được ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu tham gia giao thông một con người. Tuy nhiên xe đạp vẫn là phương tiện giao thông lâu đời, phổ biến và thân thiện với môi trường. Xe đạp có rất nhiều ưu điểm riêng mà các loại xe khác khó có được. Để điều khiển được xe đạp dễ dàng và tham gia giao thông an toàn thì chúng ta cần nắm được những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển phương tiện. Rất nhiều bạn có suy nghĩ điều khiển xe đạp đơn giản nhưng thực tế thì không bởi vì những người tham gia giao thông vẫn còn ý thức quá kém trong việc chấp hành luật lệ. Việc đầu tiên khi tham gia giao thông chúng ta nên làm đó là tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông, luôn nhường đường cho người đi bộ dừng đèn đỏ và đặc biệt là cẩn thận ở những chỗ giao nhau. Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện nên quan sát xung quanh, không được đột ngột cua khi chưa quan sát trước sau, muốn rẻ thì phải đi chậm dùng tín hiệu để xin đường khi thấy có dấu hiệu an toàn thì mới được rẽ. Mỗi một người khi điều khiển xe đạp cần kiểm tra lại độ an toàn, cứng cáp của chiếc xe trước khi tham gia Giao thông để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Ngoài những điều nên làm thì mọi người cũng cần lưu ý điều khiển xe phải đi trên làn đường trong cùng của phía tay phải, phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật. Người điều khiển xe đạp không bao giờ được đi ngược chiều, đi chậm và quan sát cẩn thận những tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua. Khi đi trên đường chúng ta không được gian hàng ba, hàng bốn, không gây lĩnh diện tích đường phố và đặc biệt không được lặng lách, đánh vọng. Chỉ một chút sơ xuất thôi là đã có thể gây ra những hậu quả không đáng có. Chúng ta hãy cùng nhau chấp hành luật giao thông khi điều khiển phương tiện để cuộc sông ngày càng tốt đẹp hơn.
* Bài tham khảo số 2:
Hiện nay ai trong chúng ta cũng đều tham gia giao thông. Đặc biệt là học sinh khi tham gia giao thông. Nên chúng ta cần nắm được những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp sao cho tham gia giao thông an toàn nhất cho bản thân và cho người khác. Khi điều khiển xe đạp cần phải đi đúng vào phần đường dành cho xe đạp , không được lấn sang làn khác. Khi đi học về không tụ tập dàn hàng 2 hàng 3 trên đường, lạng lách đánh võng trên đường sẽ không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho người đi đường. Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau. Cần phải đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua. Không sử dung các thiết bị điện thoại di động, thiết bị âm thanh hay kể cả dung ô khi đi trời mưa cũng có thể gât nguy hiểm. Đặc biệt, không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh. Không tự ý vượt đầu xe, hay tạt đầu xe xe máy, xe ô tô đang lưu thông trên đường. Lưu ý không được đi vào đường cao tốc, đường 1 chiều chỉ dành cho xe ô tô. Không đi trái đường, đi ngược chiều khi tham gia giao thông. Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng. Các em cần lưu ý những điều trên để tham gia giao thông một cách an toàn nhất .
* Bài tham khảo số 3:
Xe đạp là phương tiện giao thông lâu đời và phổ biến ở nước ta. Xe đạp rất tiện dụng và đôi khi, không ít người trong chúng ta lơ là nghĩ rằng đi xe đạp thì sao có thể gây tai nạn. Chúng ta cần thức tỉnh và có nhũng hành động cụ thể nên và không nên khi điều khiển xe đạp để tham gia giao thông an toàn. Điều khiển xe đạp tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế thì không vì ý thức còn kém của một bộ phận người tham gia giao thông. Chúng ta phải ngăn chặn tình trạng dàn hàng ba, hàng bốn khi đi xe đạp để không gây lấn diện tích đường phố. Đặc biệt là không cản trở người tham gia giao thông khác. Thêm vào đó, cần tránh và phê phán những hành vi lạng lách, đánh võng. Không ít bạn nhỏ thích đi thả tay, bỏ một tay hoặc cả hai tay chỉ để thể hiện bản thân. Điều đó có nên hay không? Việc trang bị hệ thống bộ phận xe đạp đầy đủ cũng cần thiết. Nói vậy bởi không ít chiếc xe đạp đang lưu thông gặp phải tình trạng như thiếu giỏ, mất phanh, xích quá chòng chành... Những yếu tố tưởng nhỏ nhưng lại vô tình gây tai nạn giao thông nếu trong một phút sơ ý của ta. Bởi thế, hãy thật cẩn thận khi tham gia giao thông. Bạn có thể không đội mũ bảo hiểm nhưng bạn hãy tự biết bảo vệ mình. Đừng dại chở đồ quá cồng kềnh hay số người quá khổ. Thậm chí, đừng nghĩ xe đạp công an không bắt mà không chú ý. Mọi tín hiệu đèn chúng ta cũng cần và phải tuân thủ vì một an toàn giao thông và vì cuộc sống tốt đẹp hơn.