Câu 1: Hành động nào dưới đây không gây nguy hiểm cho người lái xe và cản trở người tham gia giao thông khác?
A. Đi nhanh, tạt đầu trước các phương tiện khác;
B. Ra tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát và rẽ thật nhanh;
C. Giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ khi muốn chuyển hướng;
D. Đu bám, kéo, đẩy xe khác trên đường.
Câu 2. Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông phải dừng xe như thế nào nếu gặp đèn tín
hiệu màu đỏ?
A. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng;
B. Người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng và không được dừng trên phần đường kẻ vạch mắt võng để nhường đường cho phương tiện được rẽ theo tín hiệu đèn;
C. Người tham gia giao thông dừng trên vạch mắt võng;
D. Người tham gia giao thông được dừng trên vạch mắt võng chờ tín hiệu đèn xanh để đi qua.
Câu 3. Anh A điều khiển xe máy điện chạy trong khu vực thị trấn, với tốc độ cho phép, để đảm bảo an toàn giao thông, anh A cần giữ khoảng cách với xe chạy liền trước xe của mình như thế nào?
A. Giữ khoảng cách tối thiểu là 35 mét;
B. Giữ khoảng cách tối thiểu là 55 mét;
C. Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế;
D. Với khoảng cách an toàn thích hợp và nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
Câu 4. Khi điều khiển phương tiện ở khu đô thị và khu đông dân cư từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện (trừ các xe ưu tiên) phải báo hiệu bằng cách nào sau đây để xin vượt xe?
A. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn và còi xe;
B. Báo hiệu bằng còi xe;
C. Báo hiệu bằng tín hiệu đèn;
D. Không cần báo hiệu, khi thấy đường rộng thì vượt nhanh.
Câu 5: Hãy sắp xếp thứ tự các bước để vượt xe an toàn khi điều khiển xe máy điện:
(1) Kiểm tra an toàn phía trước và phía sau qua gương chiếu hậu
(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe đã nhường đường. Tăng tốc độ để vượt
(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển dần sang trái
(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.
A. 2-3-1-4
B. 1-4-2-3
C. 4-3-1-2
D. 4-1-3-2
Câu 6. Mai là ngày sinh nhật tròn 16 tuổi của B. Chiều nay, B hỏi mượn xe máy điện của anh trai để rủ bạn đi mua quần áo mới mặc trong buổi sinh nhật. Theo em, trong trường hợp này, anh trai B nên sẽ xử lý như thế nào để đảm bảo tuân thủ Luật giao thông đường bộ?
A. Kiên quyết không cho B mượn xe;
B. Cho mượn xe và yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm;
C. Cho mượn xe và không yêu cầu đội mũ bảo hiểm;
D. Chỉ cho B mượn xe và không được chở bạn đi cùng.
Câu 7. Đang điều khiển xe đạp điện trên đường đi học về, bạn M nghe thấy tiếng còi của xe cứu hỏa ở phía sau. Trong trường hợp này, bạn M cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ?
A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe cứu hỏa;
B. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, vượt trước để nhường đường cho xe cứu hỏa;
C. Điều khiển xe đi với tốc độ bình thường, tránh sát lề đường bên trái để nhường đường cho xe cứu hỏa;
D. Ngay lập tức dừng xe và dắt xe vào sát lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa.
Câu 8. Biển nào dưới đây báo hiệu cấm các phương tiện rẽ trái?
A. Biển 1;
B. Biển 1 và Biển 3;
C. Biển 2;
D. Biển 2 và Biển 3.
Câu 9. Vạch kẻ đường nào sau đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?
A. Vạch 1;
B. Vạch 2;
C. Vạch 3;
D. Vạch 2 và 3.
Câu 10. Trong hình dưới đây, các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
A. Xe khách, xe tải;
B. Xe khách, xe con;
C. Xe con, xe tải;
D. Xe khách, xe tải, xe con.
Phần 2: Câu hỏi tự luận
Hãy tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em đã được học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT. Bằng những hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu những ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hoá giao thông trong trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống.
Gợi ý đáp án:
Bài tham khảo 1.
* Tóm tắt những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em được học:
- Tai nạn giao thông ở Việt Nam những năm vừa qua đều đã có chuyển biến tích cực
- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:
+ Do ý thức kém về an toàn giao thông
+ Kĩ năng tham gia giao thông còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa chấp hành luật lệ giao thông như đi dàn hàng 2 hàng 3, vượt đèn đỏ. Đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm và vượt quá tốc độ cho phép. Không quan sát khi tham gia giao thông còn mải đùa nghịch.
- Biện pháp:
+ Nâng cao nhận thức, chất lượng tham gia giao thông
+ Có những hình thức xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm
- Ngoài ra các kiến thức về điều khiển giao thông cho an toàn, những hành vi vi phạm, những chế tài xử lý cho những trường hợp vi phạm. Nhận biết các biển báo khi tham gia giao thông
* Bằng những hiểu biết của bản thân và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu những ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống:
+ Xây dựng những con đường, đoạn đường an toàn giao thông và cổng trường an toàn khi mà những học sinh có hành vi vi phạm sẽ được nhắc nhở và chịu hình phạt.
+ Tổ chức các chương trình tuyên truyền sinh động, sáng tạo để cho HS hiểu nắm được kiến thức về an toàn giao thông.
+ Vẽ và viết những khẩu hiểu ở những con đường mà học sinh hay lưu thông qua
Bài tham khảo 2.
A. Những kiến thức, kĩ năng về an toàn giao thông mà em đã được học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT:
+ Em đã được phổ cập thông tin về thực trạng cũng như các vấn nạn liên quan đến an toàn giao thông trong đời sống xã hội ngày nay. Đặc biệt là ở lứa tuổi của các bạn học sinh bậc THCS, THPT giống như em hiện nay. Biết được cái cụ thể và hiện hữu rõ nhất của vấn đề ấy đó chính là hiện tượng học sinh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, đi xe qua phân phối so với quy định; chưa nắm bắt được rõ về các quy định của pháp luật về an toàn giao thông dẫn đến hàng loạt các hành động thiếu ý thức – gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hiểu được tính nghiêm trọng của vấn đề này trong môi trường học đường hiện nay – nó đã và đang diễn ra một cách phổ biến và vô cùng rộng rãi khiến nhiều vụ tai nạn, hệ lụy trầm trọng xảy ra.
=> Qua chương trình em được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết và hướng tới hình thành thói quen, ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, góp phần nâng cao ý thức, trật tự khi tham gia giao thông, từ đó hạn chế các vụ va chạm và tai nạn giao thông có thể xảy ra.
B. Thông quá những hiểu biết của bản thân cùng những kiến thức đã học, em có một số ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hoá giao thông trong trường học của em hoặc nơi em đang sinh sống như sau:
Theo khía cạnh khách quan thì có lẽ hiện tượng, vấn đề mất an toàn giao thông trong môi trường học đường hiện nay đang rất phổ biến. Cách nhìn nhận vấn đề cũng như cách ứng xử, hành động của mỗi học sinh có lẽ cũng đã bị ăn sâu vào bản tính, trở thành thói quen khó mà từ bỏ - đó là sự coi thường, sự bất cần trước giáo dục của gia đình và nhà trường. Việc đề xuất giải pháp, ý tưởng và hành động chỉ là hình thức tạm thời hoặc thậm chí là không có hiệu quả. Đặt lên bàn cân của xã hội thì đây chính lat vấn đề nan giải mà khó tìm ra cách giải quyết triệt để. Bởi vậy mà sự giáo dục theo thời gian vẫn sẽ luôn là sự ưu tiên hàng đầu để tiên phong cho công cuộc xây dựng văn hoá giao thông trong trường học. Thêm vào đó là một số ý tưởng như sau:
+ Thiết lập các chốt kiểm soát giấy tờ để quản lí chặt chẽ việc điều khiển phương tiện giao thông quá phân phối của học sinh. Đồng thời, có hình thức tịch thu hoặc tạm giữ xe có thời hạn của những trường hợp vi phạm.
+ Lắp đặt hệ thống camera giấu kín để có hình thức xử phạt “ nguội” đối với một số trường hợp, đối tượng.
+ Tổ chức các hoạt động tình nguyện, cuộc thi cho các trường hợp vi phạm để làm gương.
+ ...
Bài tham khả0 3.
- Những kiến thức đã được học
+ Đối với lứa tuổi học sinh bậc THPT như em còn được phổ cập thêm kiến thức về lứa tuổi được phép tham gia giao thông – lứa tuổi được điều khiến các loại xe, ở các độ tuổi nào thì sẽ được điểu khiến loại xe nào. Quy định về phân phối xe được phép điều khiển đối với từng cấp bậc, từng lứa tuổi học sinh theo quy định của pháp luật hiện nay. Thông hiểu về các hình thức xử phạt, đối tượng bị xử phạt cũng như trường hợp bị xử phạt theo mức độ từ - trách nhiệm dân sự hoặc hình sự. Tiếp thu được thêm kiến thức về các thông tư của pháp luật liên quan đến an toàn giao thông trong môi trường học đường.
+ Được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ; tìm hiểu các tín hiệu đèn báo, 1 số biển báo; quy tắc, độ tuổi được điều khiển phương tiện tham gia giao thông; mục đích, ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy; việc gìn giữ trật tự an toàn giao thông đầu và cuối giờ tan học tại cổng trường…
+ Em được hướng dẫn những kỹ năng cơ bản nhất để đảm bảo an toàn giao thông như cách chọn và đội mũ bảo hiểm như thế nào cho đúng, cách ngồi sau xe an toàn, cách xử lý một số tình huống thường gặp… Ngoài ra, em còn được tham gia các các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về kĩ thuật đội mũ bảo hiểm đúng cách, nhận diện biển báo giao thông, tình huống giả định thường gặp khi tham gia giao thông...
- Những sáng kiến:
+ Tuyên truyền những kiên thức và những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.
+ Có những hình thức xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm
+ Treo hay dán những bức tranh, khẩu hiệu giúp mọi người cùng nhau thực hiện tốt quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
+ Tham gia tốt các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông thông qua các buổi sinh hoạt, phát động hay các buổi ngoại khóa.
Bài tham khảo 4.
Trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT, những kiến thức em đã được học bao gồm:
Nhận biết các hành vi tham gia gây mất an toàn giao thông: đi nhanh, tạt đầu các phương tiện khác; ra tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát và rẽ thật nhanh; đu bám, kéo, đẩy xe khác trên đường...
- Các kiến thức an toàn giao thông bổ ích như:
+ Khi tham gia giao thông đến nơi đường giao nhau, trên làn đường rẽ phải có vạch kẻ mắt võng, người tham gia giao thông dừng trước vạch dừng và không được dừng trên phần đường kẻ vạch mắt võng để nhường đường cho phương tiện được rẽ theo tín hiệu đèn.
+ Cần giữ khoảng cách với xe chạy liền trước xe mình tối thiểu là 35 mét khi tham gia giao thông
+ Khi điều kiển phương tiện ở khu đô thị và khu đông dân cư từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, người điều khiển phương tiện (trừ xe ưu tiên) phải báo hiệu bằng tín hiệu đèn
- Ý tưởng và hành động để góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong trường học:
+ Đặt các biển nhắc nhở, tuyên truyền học sinh hãy sử dụng cầu đi bộ thay vì tự tiện băng qua đường gây mất an toàn cho bản thân và các phương tiện đang tham gia giao thông
+ Đặt các biển báo nhắc nhở các đoạn đường hay xảy ra tai nạn, cần giảm tốc độ
+ Đề xuất lắp thêm đèn ở các đoạn đường tối và đặt cảnh báo khu vực có nhiều ổ gà, hố ga mất nắp hay công trường.
+ Đặt biển báo cho khu vực hay có trẻ em đi lại, khu vực trường học, chợ đông người qua lại.
Bài tham khảo 5.
- Những kiến thức đã được học qua chương trình là:
+ Để vượt xe an toàn khi điều khiển xe máy điện thì phải duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt, rồi kiểm tra an toàn phía trước và phía sau qua gương chiếu hậu, rồi bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển dần sang trái, rồi mới kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe đã nhường đường. Tăng tốc độ để vượt
+ Chỉ được lái xe máy khi đã đủ tuổi theo luật giao thông đường bộ
+ Khi gặp xe cứu hỏa, cần ngay lập tức dừng xe và dắt xe sát vào lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa
+ Nhận biết các loại biển báo, loại vạch kẻ đường
- Những ý tưởng sáng tạo:
+ Tổ chức những buổi học cho các học viên thực hành thi lấy bằng lái xe bằng các tình huống thực tế .Đồng thời cũng tổ chức diễn tập với những tình huống khi có tai nạn giao thông . Để từ đó rèn luyện cho người tham gia giao thông về cách ứng phó cũng như phản xạ khi có tình huống xấu xảy ra .
+ Tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động , sáng tác những bài thơ, bài hét về việc tham gia giao thông đúng luật
+ Tổ chức các buổi tuyên truyền , thảo luận về an toàn giao thông.