Hoidap247.com - Hỏi đáp online nhanh chóng, chính xác và luôn miễn phí

logo

loading

Đáp án cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cho Học sinh THCS năm 2023- 2024



Câu 1. Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời;

B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ;

C. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

Câu 2. Khi tham gia giao thông vào buổi tối, người tham gia giao thông cần chú ý điều gì để bảo đảm an toàn nhất?

A. Chú ý đi chậm, quan sát kỹ các các phương tiện đang đi tới;

B.Chú ý lắng nghe tiếng còi xe, quan sát ánh đèn xe;

C. Chú ý đi chậm, mặc quần áo sáng màu, xe có đèn phản quang, chú ý quan sát ánh đèn xe, phương tiện, lắng nghe tiếng còi xe;

D. Đi với tốc độ bình thường, chú ý quan sát.

Câu 3. Chọn và điền từ còn thiếu vào chỗ …...về quy tắc đi bộ an toàn.

“Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi (1) ………....

Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có (2) ………, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho (3) ………… và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Người đi bộ không được vượt qua (4) ……….., không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ”

A. (1) trên lòng đường - (2) dải phân cách - (3) xe cơ giới - (4) vỉa hè;

B. (1) sát mép đường - (2) đèn tín hiệu - (3) người đi bộ - (4) dải phân cách;

C. (1) sát mép đường - (2) dải phân cách - (3) người tham gia giao thông - (4) làn đường;

D. (1) trên lòng đường - (2) đèn tín hiệu - (3) xe thô sơ - (4) lề đường.

Câu 4. Khi ngồi sau xe máy, em cần ngồi như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Lên xe từ bên phải và ngồi im trên xe;

B. Vòng tay ôm ghì lấy người điều khiển xe;

C.Lên xe từ bên phải, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch;

D. Lên xe từ bên trái của người điều khiển xe, bám nhẹ vào hông người điều khiển xe và ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch.

Câu 5. Khi đi đến nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, có rất đông các phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào?

A. Phải nhường đường cho xe đi bên phải;

B. Xe báo hiệu xin đường trước xe đó được đi trước;

C.Phải nhường đường cho xe đi bên trái;

D. Chỉ nhường đường cho các xe đi phía trước.

Câu 6. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm nào dưới đây?

A. Nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn giao thông;

B. Quay phim, chụp ảnh đăng lên mạng xã hội để nhiều người biết;

C.Cung cấp thông tin về vụ tai nạn cho bạn bè, người thân;

D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. 

Câu 7. Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn bị che khuất?

A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết;

B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác;

C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra để kịp thời phòng tránh;

D. Tăng tốc thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra. 

Câu 8. Tại các điểm giao nhau cùng mức giữa đường bộ và đường sắt, quyền ưu tiên đi trước thuộc về phương tiện nào dưới đây?

A. Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;

B. Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

C. Xe ô tô, xe mô tô và xe máy chuyên dùng;

D. Phương tiện giao thông đường sắt.

Câu 9. Gặp biển nào dưới đây xe đạp không được phép đi vào?

Đáp án B. Biển 1 và 4

Câu 10. Thứ tự các xe trong hình dưới đây đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Xe lam, xe mô tô, xe con, xe đạp;

B. Xe con, xe đạp, xe mô tô, xe lam;

C. Xe lam, xe con, xe mô tô + xe đạp;

D. Xe mô tô + xe đạp, xe lam, xe con. 

Phần 2: Câu hỏi tự luận

Đọc tình huống sau đây:

Nhân dịp vừa mới được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A (học sinh lớp 8) đã mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán kem gần trường và cả ba bạn đều không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y tế gần đó để sơ cứu, 3 bạn bị trầy sát chân tay và xe bị hư hỏng nhẹ.

Em hãy:

- Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên.

- Vận dụng những kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THCS, em hãy trình bày những biện pháp để góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống.

* Gợi ý đáp án

- Nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trên: Hành vi của 3 bạn là vi phạm luật giao thông đó là đi xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người cho phép là 3 người. Không chú ý quan sát nên đã đẫn đến việc bị ngã râ đường. 

Bài tham khảo 1

+ Xây dựng những con đường, đoạn đường an toàn giao thông và cổng trường an toàn khi mà những học sinh có hành vi vi phạm sẽ được nhắc nhở và chịu hình phạt.

+ Tổ chức các chương trình tuyên truyền sinh động, sáng tạo để cho HS hiểu nắm được kiến thức về an toàn giao thông.

+ Tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động , sáng tác những bài thơ, bài hét về việc   tham gia giao thông đúng luật

- Cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật nhờ vậy nâng cao được ý thức tham gia giao thông ở mỗi người.

- Tuyên truyền về lợi ích của ý thức tham gia giao thông trên các phương tiện truyền thông để mở rộng phạm vi, giúp nhiều người biết đến việc thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế về an toàn giao thông:

Bài tham khảo 2.

   An toàn giao thông vẫn luôn là vấn đề nóng , nhức nhối và luôn được toàn xã hội để tâm . Ở nước ta mỗi năm có hàng ngàn vụ tai nạn giao thông , trung bình mỗi ngày với khoảng 40 vụ và khoảng 30 người chết vì tai nạn giao thông . Tai nạn giao thông không chỉ gây thiệt hại về người mà còn gây tổn thất về của cải vật chật cá nhân và xã hội ; không những thế chúng còn gây mất trật tự , an toàn xã hội , gánh nặng xã hội … Chính vì vậy mọi người hãy cùng chung tay để hạn chế tai nạn giao thông và hình thành thói qua tham gia giao thông an toàn .Sau đây tôi xin trình bày một số ý kiến của bản thân để đóng góp vào việc cải thiện an ninh giao thông :

1. Tổ chức các buổi tuyên truyền , thảo luận về an toàn giao thông .

Trong đó , nêu lên trách nhiệm của mỗi cá nhân về việc tham gia giao thông . Dù là già hay trẻ ; nam hay nữ thì đều có trách nhiệm trong việc tham gia và đảm bảo an toàn giao thông cho chính mình và mọi người . Chính vì vậy , hãy luôn tuân thủ những luật về an toàn giao thông . Gồm :

- Khi tham gia giao thông cần đảm bảo phương tiện có đầy đủ các bộ phận cần như gương chiếu hậu , xi nhan , biển số xe…

- Tham gia giao thông bằng xe máy hoặc xe máy điện thì luôn luôn phải đội mũ bảo hiểm

- Không tham gia giao thông khi đã uống rượu bia , tinh thần không tỉnh táo

- Luôn đi đúng làn đường ; đi trong tốc độ cho phép , không phóng nhanh vượt ẩu , vượt đèn đỏ ; không đi quá tốc độ ; không lấn làn ; đi trên vỉa hè …

- Văn minh khi tham gia giao thông : không có những hành vi cư xử không đúng , thói hư tật xấu với người đi đường . Khi có tai nạn có thể giúp đỡ bằng cách liên hệ với cán bộ giao thông , gọi cấp cứu , hỗ trợ người gặp nạn…

- Và không gây tai nạn giao thông

Sau đó sẽ nói đến những hậu quả, thiệt hại về người và của để tăng tính chân thực cho buổi tuyên truyền , thảo luận :

 Phát biểu tại Lễ tưởng niệm, Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban ATGT Quốc gia Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2023, toàn quốc xảy ra 9.826 vụ tai nạn giao thông khiến 5.496 người tử vong cùng 6.973 người bị thương. Trong đó, có 881 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, làm chết 490 người, bị thương 827 người.

Đây đều là những con số “biết nói” đầy đau lòng. Biết bao gia đình đã phải mất con ; bao em thơ đã phải trở nên côi cút vì tai nạn giao thông. Hay những người còn sống sót thì phải chịu những di chứng , hay tàn tật thế nào … tai nạn giao thông đã biến họ trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội . Đường xá , cơ sở vật chất đã phải tổn hại bao nhiêu …

2. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế về an toàn giao thông:

- Tổ chức những buổi học cho các học viên thực hành thi lấy bằng lái xe bằng các tình huống thực tế .Đồng thời cũng tổ chức diễn tập với những tình huống khi có tai nạn giao thông . Để từ đó rèn luyện cho người tham gia giao thông về cách ứng phó cũng như phản xạ khi có tình huống xấu xảy ra .

- Tổ chức tặng quà như mũ bảo hiểm ;sách hướng dẫn tham gia giao thông đặc biệt là đối với các em nhỏ

- Đặc biệt đối với các em nhỏ cần được học, trải nghiệm nhiều hơn để tăng cường nhận thức từ nhỏ . Và cũng để các em trở thành những người tuyên truyền cho gia đình , làng xóm .

Bài tham khảo 3

- Tham gia các hoạt động xây dựng bảng thông báo an toàn giao thông , các poster tuyên truyền về an toàn giao thông .

+ Có thể tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông như cuộc thi "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" . Vừa đưa ra những câu hỏi về các luật , tín hiệu giao thông… vừa nêu ra các tình huống hay cả những bài thuyết trình để tăng tính trực quan . Như vậy, không chỉ các em học sinh mà các bậc phụ huynh , các giáo viên cũng có thể dễ dàng tiếp thu .

+ Tổ chức cuộc thi vẽ tranh cổ động , sáng tác những bài thơ, bài hét về việc   tham gia giao thông đúng luật

+ Tham gia vẽ và tranh trí poster , tường đặc biệt ở những khu vực nhiều phương tiện qua lại , ở những khu vực tụ tập đông người

-  Tạo môi trường , quy tắc ứng xử khi tham gia giao thông :

+ Đối với học sinh , cần giáo dục nghiêm túc về cách tham gia giao thông : luôn đi đúng tín hiệu đèn báo giao thông ; giơ tay xin đường khi sang đường ; luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia xe máy ; không đường xả rác , hay nhoài người qua cửa kính oto… Đồng thời không được trêu chọc, làm phiền đối với những người cùng tham gia giao thông .

+ Đối với người lớn , ngoài việc cần tuân thủ đúng luật lệ giao thông thì luôn đảm bảo sự lịch sự khi tham gia giao thông . Không hát hò , nhảy múa ; không thực hiện các động tác nguy hiểm , gây phiền hà , thách thức hay cản trở các phương tiện tham gia giao thông khác .

Đây là những đóng góp của tôi vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông . Mong rằng , mỗi chúng ta hãy trở thành một chiến sĩ giao thông luôn  giữ gìn trật tự giao thông và góp phần nào giảm thiểu tai nạn giao thông .

Bài tham khảo 4.

Ngày nay, tai nạn giao thông gây ra nhiều thiệt hại không chỉ về mặt tinh thần mà còn về mặt vật chất, vì vậy, mỗi người cần có các biện pháp góp phần vào việc tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao thông ở trường học hoặc ở địa phương nơi em sinh sống như:

- Chấp hành tốt Luật An toàn giao thông.

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu về Luật An toàn giao thông và tuyên truyền đến mọi người xung quanh.

- Tham gia tốt các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông thông qua các buổi sinh hoạt, phát động hay các buổi ngoại khóa.

- Lên án, phê phán những hành động không tuân thủ Luật An toàn giao thông.

- Liên hệ vào các bài học, bài giảng trên lớp về ý thức tham gia giao thông giúp học sinh chủ động, tự giác trong việc chấp hành an toàn giao thông.

Bài tham khảo 5.

- Treo hay dán những bức tranh, khẩu hiệu giúp mọi người cùng nhau thực hiện tốt quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

- Cần cung cấp đầy đủ kiến thức về quy định pháp luật, mức phạt và việc thực hiện tốt an toàn giao thông cho toàn bộ học sinh và tạo điều kiện để học sinh được thực hành và tuân thủ theo.

- Cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật nhờ vậy nâng cao được ý thức tham gia giao thông ở mỗi người.

- Tuyên truyền về lợi ích của ý thức tham gia giao thông trên các phương tiện truyền thông để mở rộng phạm vi, giúp nhiều người biết đến việc thực hiện tốt an toàn giao thông.

- Như vậy, ý thức tham gia giao thông cần được lan rộng và được mỗi người tự giác, chủ động áp dụng vào trong thực tiễn. Hãy cùng nhau chung tay đẩy lùi tai nạn do giao thông gây nên và góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh.


``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.