Hoidap247.com - Hỏi đáp online nhanh chóng, chính xác và luôn miễn phí

logo

loading

Đáp Án Cuộc Thi An Toàn Giao thông Cho Nụ Cười Ngày Mai Cho Học Sinh Cấp THCS (Bài 3)



PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Em hãy cho biết hệ thống báo hiệu đường bộ ở Việt Nam gồm những loại nào?

A. Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn, người điều khiển giao thông.

B. Cọc tiêu, tín hiệu đèn, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, người điều khiển giao thông, rào chắn.

C. Vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, người điều khiển giao thông, tường bảo vệ, cọc tiêu.

D. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn, vạch kẻ đường, biển báo hiệu.

Câu 2. Phương án nào dưới đây bảo đảm an toàn nhất khi tham giao thông bằng xe đạp?

A. Tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; có kĩ năng điều khiển xe đạp an toàn; chuẩn bị xe đạp vừa với tầm vóc, có đầy đủ các bộ phận kĩ thuật và đang hoạt động tốt; trang phục gọn gàng, ngồi đúng tư thế.

B. Trang bị cho mình kĩ năng điều khiển xe đạp an toàn; trang phục gọn gàng; chọn xe vừa với tầm vóc.

C. Tuân thủ pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chuẩn bị xe đạp có đầy đủ các bộ phận kĩ thuật và hoạt động tốt; trang phục gọn gàng, ngồi đúng tư thế.

D. Trang bị cho mình kĩ năng điều khiển xe đạp an toàn; chuẩn bị xe đạp có đầy đủ các bộ phận và đang hoạt động tốt; trang phục gọn gàng.

Câu 3. Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?

A. Giữ tốc độ và nhường đường cho người đi bộ.

B. Dừng lại, dắt xe qua vạch kẻ đường.

C. Quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ.

D. Giảm tốc độ, cẩn thận vượt qua phía trước người đi bộ.

Câu 4. Phương án nào dưới đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời

B. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.

C. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 5. Tại những nơi đường bộ giao cắt với đường sắt, quyền ưu tiên thuộc về loại phương tiện tham gia giao thông nào?

A. Xe cứu hỏa

B. Xe cứu thương

C. Ô tô, mô tô và xe máy chuyên dùng

D. Phương tiện giao thông đường sắt.

Câu 6. Hàng ngày, bố vẫn chở An (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã nhắn An sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm đèo An đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, An có được đi cùng xe với cô chú không?

A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người.

B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi.

C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm.

Câu 7: Trong đô thị, trường hợp nào thì xe xin vượt không được báo hiệu xin vượt bằng còi (trừ các xe ưu tiên)?

A. Khi đi qua nơi đông người tụ họp, đi lại trên đường.

B. Khi đi qua nơi có trường học trẻ em đi lại trên đường.

C. Từ 22 giờ đến 5 giờ.

D. Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức

Câu 8. Phương án nào sau đây đúng về các bước đi xe đạp qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông?

A. Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Giảm tốc độ - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

B. Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

C. Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

D. Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.

Câu 9. Khi điều khiển xe đạp tham gia giao thông, gặp biển nào sau đây em không được phép đi vào?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 4

Câu 10. Biển nào dưới đây báo cho các loại xe (xe thô sơ và xe cơ giới) phải đi theo hướng quy định?

A. Biển 1
B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 4

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1.

a) Đọc tình huống sau:

Trên đường đi học về, Mai chở Yến trên chiếc xe đạp mới được bố mẹ mua cho. Vừa ra đến đoạn đường đông người thì trời lất phất mưa, Yến vội lấy chiếc ô trong cặp bật lên che cho cả hai. Thấy vậy, Mai nhắc nhở: “Cậu cất ô đi, che ô thế nguy hiểm lắm hơn nữa còn vi phạm pháp luật đấy”. Yến đáp: “Cậu yên tâm, tớ ngồi sau xe mà, không nguy hiểm đâu. Và lại, pháp luật chỉ cấm người điều khiển xe chứ không cấm người ngồi sau xe”. Em đồng ý với ý kiến của bạn Mai hay bạn Yến? Vì sao?

b) Dựa vào kiến thức đã được học, hãy cho biết cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện?

Gợi ý

a. Trong tình huống trên, Yến đã có hành vi vi phạm luật an toàn giao thông khi sử dụng ô dù trong khi đang lưu thông trên đường. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ làm mất an toàn khi tham gia giao thông. Khi sử dụng ô dù khi đang di chuyển trên phương tiện giao thông có thể bị gió tạt vào làm người điều khiển phương tiện mất lái hoặc ô dù che khuất tầm nhìn người lái xe sẽ dễ gây ra tai nạn và ảnh hưởng tới cả những phương tiện khác khi đang cùng tham gia giao thông. Trong trường hợp gió to, ô có thể bị lật dẫn đến người điều khiển phương tiện mất kiểm soát và tai nạn. Vậy nên để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông bằng xe đạp và xe đạp điện, người điều khiển phương tiện trước hết cần đủ tuổi theo quy định, khi tham gia giao thông không được phép lượn lách đánh võng hay đua xe. Không sư dụng ô dù khi đi, đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển phương tiện sẽ giúp đảm bảo an toàn của chính người lái xe và mọi người xung quanh

b. Để đảm bảo an toàn khi tham gia xe đạp và xe đạp điện, chúng ta cần lưu ý một số điều như sau:

- Kiểm tra các bộ phận thiết bị xe đảm bảo khi xe lưu thông an toàn trên đường như phanh, lốp xe, còi báo hiệu, đèn xe,....

- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ( kể cả người lái xe và người ngồi sau )

- Đi đúng làn đường, đúng tốc độ và tuân thủ luật an toàn giao thông

- Không sử dụng ô dù hoặc đem theo các vật cồng kềnh khi tham gia giao thông

- Mặc trang phục gọn gàng để đảm bảo tham gia giao thông một cách thuận tiện

Câu 2. Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường em hiện nay và từ đó em có đề xuất biện pháp gì với nhà trường để giúp các bạn nhận thức và hành động đúng khi tham gia giao thông

Gợi ý: 

+ Tổ chức đội sao đỏ đi tuần khu vực xung quanh để trực cổng để giám sát việc thực hiện nội quy được chặt chẽ, nếu có học sinh không tuân thủ thì trừ điểm thi đua của lớp và nghiêm túc phê bình kiểm điểm để học sinh không tái phạm

+ Nhà trường hợp tác với các đơn vị cảnh sát giao thông hoặc công an để kiểm tra phương tiện giao thông và việc chấp hành luật an toàn giao thông của các bạn học sinh 

+ Tổ chức các buổi tọa đàm, buổi tuyên truyền về an toàn giao thông đối với học sinh dưới nhiều hình thức khác nhau như diễn kịch, dựng video, trò chơi, … để thu hút sự chú ý và hứng thú của học sinh

+ Tổ chức các hoạt động trải nghiệm và các cuộc thi liên quan đến sáng tạo và góc nhìn của học sinh về an toàn giao thông. 

+ Đề xuất khen thưởng đối với các cá nhân thực hiện tốt luật an toàn giao thông và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm


``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.