Hoidap247.com - Hỏi đáp online nhanh chóng, chính xác và luôn miễn phí

logo

loading

Đáp Án Cuộc Thi An Toàn Giao thông Cho Nụ Cười Ngày Mai (Bài 1 - Cấp THPT)



PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
 Câu 1. Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông không có trách nhiệm nào sau đây?
A. Bảo vệ hiện trường, giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn.
B. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
C. Dọn dẹp hiện trường và di chuyển phương tiện tai nạn vào lề đường.
 D. Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Chọn C
 Câu 2. Trong các phương án dưới đây, phương án nào bảo đảm an toàn nhất khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông?
 A. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng, bàn tay nắm lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe.
 B. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng nhất, nắm chặt tay lái, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe.
 C. Vai buông lỏng tự nhiên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, giữ tầm quan sát rộng nhất, nắm tay lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối mở rộng về hai bên và để song song với sàn xe.
D. Vai co lên, lưng giữ thẳng hơi nghiêng về phía trước, chân đặt ở vị trí tự nhiên, mắt nhìn hướng về phía trước, nắm tay lái tự nhiên, cổ tay hơi thấp hơn lưng bàn tay, đầu gối luôn khép và để song song với sàn xe.
Chọn A
Câu 3. Khi điều khiển xe gắn máy trong điều kiện trời mưa, em cần phải điều khiển phương tiện như thế nào để bảo đảm an toàn?
A. Chú ý quan sát, đi với tốc độ bình thường, ổn định, giữ khoảng cách lớn hơn với các xe khác.
B. Chú ý quan sát, đi chậm, sử dụng phanh thường xuyên.
 C. Chú ý quan sát, đi tốc độ thấp, sử dụng phanh sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn so với điều kiện bình thường.
D. Chú ý quan sát, khi vào đoạn đường cong, đường có khúc cua phải phanh sớm, giữ khoảng cách an toàn.
Chọn C
Câu 4. Khi gặp đoàn xe, đoàn người có tổ chức đi theo hàng ngũ, người điều khiển phương tiện phải đi như thế nào?
A. Bấm còi, rú ga để đi ngang qua.
B. Không đi cắt ngang qua đoàn xe, đoàn người.
C. Báo hiệu và từ từ đi ngang qua.
 D. Dừng lại, quan sát khi bảo đảm an toàn thì nhanh chóng vượt qua.
Chọn B
Câu 5. Tại nơi đường bộ giao giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
A.   3 mét. B. 4 mét. C. 5 mét. D. 6 mét.
Chọn C
Câu 6: Lựa chọn phương án điền từ vào chỗ trống của đoạn thông tin quy định về trách nhiệm của người tham gia giao thông: Người tham gia giao thông phải có ý thức (1)….., nghiêm chỉnh chấp hành (2)…. giao thông, giữ gìn (3)…. cho mình và người khác. (4) …. và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
A. (1) Tự giác – (2) quy tắc – (3) an toàn – (4) Chủ phương tiện
B. (1) Quy tắc – (2) an toàn – (3) chủ phương tiện – (4) Tự giác
C. (1) Chủ phương tiện – (2) tự giác – (3) an toàn – (4) Quy tắc
D. (1) An toàn – (2) chủ phương tiện – (3) quy tắc – (4) Tự giác.
Chọn A
Câu 7. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nào dưới đây?
A. Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
B. Điều khiển xe chạy quá tốc độ 20 km/h.
C. Hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị mà gây tai nạn giao thông.
D. Sử dụng chân chống hoặssssc vật khác quệt xuống đường khi điều khiển xe trên đường.
Chọn C
Câu 8. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và có cài quai đúng quy cách. Theo em, trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?
A.   Nam. B. Nam và anh trai của Nam. C. Nam và bạn của Nam. D. Cả ba người.
Chọn B
 Câu 9: Biển báo nào dưới đây báo hiệu sắp giao với đường ưu tiên?
A.   Biển 1. B. Biển 2. C. Biển 3. D. Biển 4
Chọn B
Câu 10: Trong hình dưới đây, thứ tự các xe đi như nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Xe công an, xe con, xe tải, xe khách.
B. Xe công an, xe khách, xe con, xe tải.
C. Xe công an, xe tải, xe khách, xe con.
D. Xe con, xe công an, xe tải, xe khách.
Chọn A


PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Đọc tình huống sau "Nhà H ở một phố lớn của thị xã, mẹ H là chủ một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng. Nhà H thường xuyên tập kết hàng hoá, để tràn ra chiếm hết vỉa hè, gây cản trở giao thông, mọi người xung quanh phàn nàn nhiều nhưng gia đình H làm như không biết gì cả". - Hãy nhận xét về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của gia đình H. - Nếu là H, em sẽ làm gì?
-        Hành vi vi phạm: Hành vi của gia đình H vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông:
+) Thứ nhất: vi phạm quy định về sử dụng lòng đường và vỉa hè
+) Thứ hai: ảnh hưởng đến quyền lợi và sự an toàn của người tham gia giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
ð Điều này gây ảnh hưởng đến người đi bộ và người tham gia giao thông, thể hiện thái độ thiếu ý thức, không tôn trọng pháp luật và quyền lợi của người khác.
-        Nếu lả H, em sẽ đề xuất những giải pháp:
+) Nói chuyện với mẹ và các thành viên trong gia đình để giải thích rằng hành vi này không đúng, có thể bị xử phạt hành chính và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của gia đình trong mắt cộng đồng.
+) Là con của gia đình, H nên thể hiện thái độ trách nhiệm bằng cách chủ động hỗ trợ sắp xếp hàng hóa một cách ngăn nắp, đúng chỗ. Nếu cần không gian, có thể thuê thêm mặt bằng hoặc sắp xếp hàng hóa vào thời gian ít người qua lại để giảm ảnh hưởng.
+) Sau khi giải quyết vấn đề, cần duy trì việc tuân thủ quy định pháp luật lâu dài.
Câu 2. Em hiểu thế nào về Văn hóa giao thông? Khi được tham gia Hội thảo với nội dung “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông”, Em sẽ chuẩn bị và tham gia những ý kiến nào với Hội thảo? Vì sao?

Trả lời:
-Văn hóa giao thông là ý thức, là thái độ của mọi người trong khi giao thông (nói 1 cách khác là trình độ phát triển của con người trong giao thông, biểu hiện qua các hành động di chuyển). Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông, chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ. Thể hiện qua việc tuân thủ các quy định như đi đúng làn đường, đội mũ bảo hiểm, không vượt đèn đỏ, cũng như giữ thái độ ứng xử lịch sự, nhường nhịn khi tham gia giao thông. Đó còn là trách nhiệm với cộng đồng và môi trường, đảm bảo an toàn không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người xung quanh.
- Nếu được tham gia Hội thảo “Học sinh trung học phổ thông với Văn hóa giao thông” là niềm vinh dự cho em, tại đây em sẽ đóng góp những ý kiến xoay quanh vai trò của học sinh trong việc xây dựng và thực hành văn hóa giao thông. Đầu tiên, học sinh cần trở thành những tấm gương sáng cho bạn bè và người xung quanh, thể hiện qua việc nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật như đội mũ bảo hiểm đúng cách, đi đúng phần đường, làn đường và không phóng nhanh vượt ẩu. Vai trò của học sinh không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ mà còn phải chủ động tuyên truyền, nhắc nhở bạn bè và người thân trong gia đình cùng nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Đồng thời, học sinh có thể tham gia các phong trào tích cực trong trường học, như các cuộc thi tìm hiểu pháp luật giao thông, các buổi diễn kịch, hay những chiến dịch cộng đồng về an toàn giao thông.
Tại hội thảo, em cũng sẽ nêu lên thực trạng đáng báo động hiện nay về văn hóa giao thông trong học sinh. Một số bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ luật giao thông, dẫn đến những hành vi nguy hiểm gây cản trở giao thông và nguy cơ tai nạn cao. Thêm vào đó, không ít học sinh còn thiếu kỹ năng ứng xử văn minh khi xảy ra va chạm giao thông, dễ dẫn đến những tình huống căng thẳng, xung đột. Đây là những vấn đề cần được khắc phục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Từ những thực trạng trên, em sẽ đề xuất một số giải pháp thiết thực. Nhà trường nên tăng cường tổ chức các buổi giáo dục pháp luật giao thông thông qua ngoại khóa hoặc mời các chuyên gia đến chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Các phong trào nên được phát động mạnh mẽ, đi kèm với việc khen thưởng các tập thể và cá nhân có ý thức tốt. Ngoài ra, việc tổ chức tập huấn kỹ năng lái xe an toàn, cách xử lý tình huống khi tham gia giao thông cũng rất cần thiết, đặc biệt với các bạn thường xuyên sử dụng xe đạp điện hoặc mô tô. Cơ sở vật chất quanh trường học cũng cần được chú ý, như việc lắp đặt thêm biển báo giao thông, gờ giảm tốc, và phân làn đường cho học sinh để đảm bảo an toàn.
Tham gia ý kiến này, em hy vọng có thể cùng các bạn góp phần thay đổi nhận thức về văn hóa giao thông, giúp xây dựng một môi trường an toàn, văn minh hơn. Học sinh không chỉ là đối tượng cần được giáo dục mà còn là nhân tố quan trọng lan tỏa ý thức văn hóa giao thông đến cộng đồng, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội.


``
Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.